Không chỉ có hạt sen mới đem đến giá trị dinh dưỡng mà vỏ hạt sen cũng rất có lợi cho sức khỏe. Vậy vỏ hạt sen có tác dụng gì? Uống nước vỏ lụa hạt sen có tốt không? Cùng theo dõi tại bài viết bên dưới nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram vỏ hạt sen
Vỏ hạt sen chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên được sử dụng rộng rãi như để pha trà hoặc là nguyên liệu của một số bài thuốc có lợi cho sức khỏe. Cụ thể trong 100 gram vỏ hạt sen sẽ có:
- Năng lượng: 332 kcal
- Chất đạm: 15,41 g
- Carbohydrate: 64,47g
- Tổng chất phệ: 1,97g
- Vitamin A: 50 IU
- Axit folic: 104 μg
- Axit pantothenic: 0,851 mg
- Niacin: 1,60 mg
- Pyridoxine: 0,629 mg
- Riboflavin: 0,150 mg
- Thiamine: 0,640 mg
Đồng thời 100 gram vỏ hạt sen còn đem đến một số chất cần thiết cho cơ thể như:
- Natri: 5 mg
- Kali: 1368 mg
- Canxi: 163 mg
- Đồng: 0,350 mg
- Sắt: 3,53 mg
- Magie: 210 mg
- Mangan: 2.318 mg
- Phốt pho: 626 mg
- Kẽm: 1,05 mg

Công dụng của tất cả bộ phận trong cây sen
Tác dụng của lá sen, hoa sen
Lá sen và hoa sen đem pha trà có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Với thành phần vitamin C và tanin nên việc uống lá sen có nhiều tác dụng trong việc loại bỏ lượng mỡ thừa trong máu, đồng thời có thể dùng gói xôi hoặc gói cốm sẽ tăng hương vị cho món ăn.
Bên cạnh đó hoa sen là bộ phận có tính mát cùng tác dụng làm dịu cơ thể. Do vậy dùng một tách trà hoa sen mỗi ngày sẽ giúp tâm trạng thư giãn, an thần và có thể hạ huyết áp, phù hợp cho những ai đang bệnh huyết áp cao.

Tác dụng của vỏ hạt sen
Người ta thường loại bỏ vỏ hạt sen và sử dụng phần hạt và nhân bên trong vì vỏ có đặc tính mỏng và cứng. Tuy nhiên công dụng của chúng không hề nhỏ, có thể đem phơi khô dùng để pha trà hoặc điều chế những bài thuốc có lợi cho sức khỏe.

Tác dụng của nhân hạt sen
Nhân trắng chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần của hạt sen và có nhiều tác dụng hiệu quả, điều này đã tạo nên sự đa dạng trong việc sử dụng hạt sen. Ở lĩnh vực Đông y, nhân hạt sen có công dụng tạo ra nhiều bài thuốc hữu ích.
Về mặt ẩm thực, nhân hạt sen hay được sử dụng với các món ăn liên quan đến hạt sen chẳng hạn như dùng trong chè sen hoặc mứt sen. Ngoài ra theo y khoa, bộ phận này của sen có tác dụng tích cực trong việc làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng.

Tác dụng của tâm sen
Tâm sen là thành phần nằm trong cùng của hạt sen và có màu xanh, nhỏ, lộ ra sau khi tách bỏ hạt sen. Theo đó, tâm sen là một thành phần phổ biến trong Đông y và động thời có thể phơi khô dùng để pha trà. Một số tác dụng tiêu biểu của tâm sen như: trị mất ngủ, khô mồm, an thần, hạ sốt.

Tác dụng của ngó sen
Ngó sen là một nguồn dồi dào vitamin C, chứa nhiều các nhóm vitamin B, chất xơ, khoáng chất và chất điện giải. Thích hợp cho việc giảm cân mặc dù có nhiều chất xơ nhưng ít calo.
Sử dụng ngó sen có thể giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, cải thiện chức năng ruột, ngăn ngừa táo bón và trĩ. Các món ăn từ ngó sen rất bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt nó còn giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, chữa sốt xuất huyết.

Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng cây sen
Mặc dù có những tác dụng vô cùng hữu ích nhưng đối với một số đối tượng sau đây cần phải có những lưu ý khi sử dụng cây sen:
- Người bị bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều do 70% củ sen là tinh bột. Đồng thời nó cũng hạn chế với những ai bệnh đại tràng hay dạ dày.
- Một số người bệnh tim mạch cần lưu ý hàm lượng alkaloid cao trong tâm sen sẽ tác động mạnh đến tim. Chính vì thế không nên sử dụng quá nhiều tâm sen nếu có vấn đề tim mạch.
- Tâm sen có công dụng an thần, tuy nhiên nếu lạm dụng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi hoặc thậm chí là mất trí nhớ. Bên cạnh đó, dùng nhiều tâm sen còn gây xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
- Nếu ăn quá nhiều hạt sen có thể làm cơ thể mắc những tình trạng như: đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Giải đáp câu hỏi liên quan về tác dụng của vỏ hạt sen
Tâm sen có độc không?
Các thành phần của tâm sen bao gồm các hoạt chất như betus, isoliensinine, liensinine, bisclaurin,… Chúng có công dụng ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, chống máu đông và hỗ trợ cải thiện thiếu máu cơ tim.
Chính vì thế tâm sen là một loại dược liệu tốt với sức khỏe, tuy nhiên nó không phù hợp cho những ai có biểu hiện mất ngủ thể hàn vì sẽ càng làm triệu chứng ngày càng nặng thêm. Đồng thời nếu dùng lâu dài (trên 1 tháng) thì thành phần alkaloid trong tâm sen có thể dẫn đến ngộ độc.

Vỏ lụa hạt sen có tốt không?
Khi loại bỏ vỏ lụa, hạt sen qua ngày hôm sau sẽ có hiện tượng thâm đen và làm cho mất vẻ thẩm mỹ của món ăn. Về mặt dinh dưỡng, vỏ lụa hạt sen không cung cấp giá trị dinh dưỡng quan trọng nên ít khi được mọi người tiêu thụ.

Hạt sen không nên ăn với gì?
Hạt sen có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để kết hợp với nó. Các món ăn như cua và thịt rùa không được ăn chung với hạt sen, vì có chứa chất cadmium gây nguy cơ gây ngộ độc khi ăn cùng.

Xem thêm:
Vừa rồi là bài viết vỏ hạt sen có tác dụng gì? Uống nước vỏ lụa hạt sen có tốt không? Mong thông tin sẽ hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại!