Cẩm nang sức khỏeSức khỏe dinh dưỡngHạt phỉ là gì? Tác dụng và cách phân biệt hạt phỉ với hạt...

Hạt phỉ là gì? Tác dụng và cách phân biệt hạt phỉ với hạt dẻ

0
(0)

Không chỉ chế biến được thành nhiều món ăn, hạt hazelnut – hạt phỉ còn rất tốt cho sức khoẻ chúng ta. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa biết được đâu là hạt phỉ chất lượng để chọn mua. Hãy cùng mẹo sức khỏe dinh dưỡng tìm hiểu về loại hạt này bạn nhé!

Hạt phỉ là gì?

Đã quá quen thuộc từng món bánh, sữa,… mà ta ăn, hạt phỉ, hay còn gọi là hạt hazel (hazelnut) là một trong số ít những thực phẩm được USDA công nhận khi mang lại lợi ích cho tim mạch cũng như những công dụng tốt cho sức khoẻ khác.

Hạt phỉ
Hạt phỉ

Không chỉ là loại hạt chứa nhiều chất béo không bão hòa, hạt quả phỉ còn chứa nhiều vitamin, ma-giê, kali, canxi, sắt giúp chúng ta tránh được những bệnh về tim mạch, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, lớp vỏ mỏng bao bên ngoài hạt phỉ có chứa chất phenolic giúp cơ thể chống oxy hoá rất tốt đó!

Ngoài những loại hạt phỉ được chế biến bằng cách rang, sấy, nghiền nhuyễn, hay kết hợp với bánh, kẹo, kem,… ăn hạt phỉ sống cũng là một cách rất phổ biến giúp bạn hấp thụ được hết chất dinh dưỡng từ loại hạt này.

Chế biến hạt phỉ
Chế biến hạt phỉ

Tác dụng của hạt phỉ

Đầy đủ chất dinh dưỡng

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, hạt phỉ có lượng chất đạm lên đến 4.2g, chất xơ 2.8g cùng Vitamin E, Vitamin B6 hay các khoáng chất như phốt pho, magiê, kẽm,…

Ngoài ra, hạt phỉ còn có chất béo không bão hòa đơnđa chứa một lượng lớn axit béo omega-6 và omega-9, chẳng hạn như axit oleic rất tốt cho sức khoẻ.

Hạt phỉ đầy đủ chất dinh dưỡng
Hạt phỉ đầy đủ chất dinh dưỡng

Giàu chất chống Oxy hoá

Trong hạt phỉ có chứa chất phenolic giúp giảm cholesterol trong máuchứng viêm. Ngoài ra, chất này cũng có lợi cho sức khỏe tim mạchbảo vệ chống lại bệnh ung thư.

Phần lớn chất chống oxy hoá nằm nhiều ở vỏ, tuy nhiên chúng sẽ bị giảm bớt sau khi rang, nướng, hoặc bị bóc vỏ. Do đó, bạn nên ăn hạt phỉ sống để hấp thụ được hết chất dinh dưỡng này nhé.

Hạt phỉ giàu chất chống Oxy hoá
Hạt phỉ giàu chất chống Oxy hoá

Tốt cho tim mạch

Trong hạt phỉ, hàm lượng chất chống oxy hóachất béo lành mạnh cao có thể làm tăng khả năng chống oxy hóagiảm mức cholesterol trong máu.

Theo nhiều nghiên cứu, những người ăn hạt phỉ vẫn giữ được lượng cholesterol HDL “tốt”, trong khi đó lượng cholesterol LDL “xấu” bị giảm đi. Ngoài ra, lượng mỡ trong máu cũng ít hơn, hàm lượng Vitamin E được tăng caohuyết áp được bình thường hoá.

Hạt phỉ tốt cho tim mạch
Hạt phỉ tốt cho tim mạch

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Theo nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã chỉ ra rằng proanthocyanidins – một chất giúp chống lại oxy hoá, có thể giúp ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư. Người ta cho rằng chúng bảo vệ khỏi stress oxy hóa.

Hơn thế nữa, Vitamin E và hàm lượng mangan có trong hạt phỉ cũng giúp chống lại oxy hoá, có thể giúp chống lại 1 số loại ung thư. Chiết xuất từ cây phỉ được thử nghiệm trên động vật và ống nghiệm có hiệu quả trong việc tiêu diệt ung thư gan, ung thư vú và ung thư ruột.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn nữa, đặc biệt là trên người để có thể chắc chắc rằng hạt phỉ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.

Hạt phỉ giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Hạt phỉ giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Ngăn ngừa và giảm viêm

Nhờ vào nồng độ chất béo lành mạnh cao, 40g hạt phỉ mỗi ngày giúp người bình thường, 60g hạt phỉ dành cho người béo phì và thừa cân giảm được phản ứng viêm trong 12 tuần.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng giảm viêm tốt nhất, bạn nên kết hợp hạt phỉ cùng chế độ ăn uống lành mạnh khác chứ không chỉ tiêu thụ duy nhất 1 loại là hạt phỉ.

Hạt phỉ ngăn ngừa và giảm viêm
Hạt phỉ ngăn ngừa và giảm viêm

Giảm lượng đường trong máu

Axit oleic, là axit béo chính trong quả phỉ, đã được chứng minh là có tác dụng hữu ích đối với độ nhạy insulin. Loại axit này làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và lượng insulin.

Hạt phỉ giảm lượng đường trong máu
Hạt phỉ giảm lượng đường trong máu

Dễ dàng kết hợp với chế độ ăn uống

Hạt phỉ có thể được ăn như một món ăn vặt lành mạnh hoặc là một thành phần trong nhiều món ăn. Khi đã được bóc vỏ, hạt phỉ có thể được nghiền thành bột để nướng hoặc để làm bơ hạt phỉ, một món ăn bổ dưỡng.

Ngoài ra, hạt phỉ cũng là một chất bổ sung tuyệt vời cho bánh ngọt hoặc lớp phủ cho kem và các món tráng miệng khác.

Hạt phỉ dễ dàng kết hợp với chế độ ăn uống
Hạt phỉ dễ dàng kết hợp với chế độ ăn uống

Cách chọn mua và bảo quản hạt phỉ

Để mua được hạt phỉ ngon và chất lượng, bạn nên chọn hạt khi còn vỏ thì vỏ phải mịn, bóng, ko có dấu hiệu nứt, lỗ. Nếu hạt đã được tách sẵn, hạt phải có độ sắc nét, hạt nhân đầy đặn, không cong queo, co dúm hay xỉn màu.

Nếu bạn bắt gặp hạt phỉ được bảo quản tại kho lạnh, bạn đừng lo ngại để sử dụng. Vì những hạt phỉ đông lạnh này thường tốt và giữ được chất dinh dưỡng cao, lại không chứa chất bảo quản và có độ an toàn thực phẩm cao hơn.

Khi mua hạt phỉ về, bạn chỉ cần bảo quản hạt phỉ trong túi được đóng kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được 6 tháng. Ngoài cách này, bạn có thể cho hạt phỉ vào ngăn đôngthời gian bảo quản lên đến 12 tháng.

Cách chọn mua và bảo quản hạt phỉ
Cách chọn mua và bảo quản hạt phỉ

Cách phân biệt hạt phỉ và hạt dẻ

Với ngoại hình tương đồng, nhiều người thường hay nhầm lẫn hạt phỉ và hạt dẻ. Thế nhưng, bạn cần chú ý rằng, hạt của hạt phỉ thường có kích thước nhỏ hơn hạt dẻ. Hơn nữa, hạt phỉ là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, trong khi đó hạt dẻ khi ăn quá nhiều sẽ gây táo bón do không chứa chất xơ.

Chúng ta được khuyến cáo ăn 20 hạt phỉ 1 ngày để hỗ trợ sức khoẻ, tuy nhiên, không nên ăn quá 10 hạt dẻ một ngày để tránh bị các bệnh về tiêu hoá cũng như dạ dày.

Cách phân biệt hạt phỉ và hạt dẻ
Cách phân biệt hạt phỉ và hạt dẻ

Xem thêm:

Chỉ với những thông tin trên, bạn đã phần nào biết được hạt phỉ là gì, những tác dụng của hạt phỉ cũng như cách phân biệt hạt phỉ với hạt dẻ, rất hữu ích cho việc mua sắm và chọn lựa thực phẩm cho gia đình. Chúc bạn có những bữa ăn ngon và dinh dưỡng hơn với hạt phỉ nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan