Cẩm nang sức khỏeSâm đương quy là gì? Sâm đương quy có tác dụng gì?

Sâm đương quy là gì? Sâm đương quy có tác dụng gì?

Sâm đương quy là một loại thảo dược, được sử dụng phổ biến ở các nước thuộc khu vực châu Âu và Đông Á. Vậy hãy cùng Khoeplus24h.vn tìm hiểu rõ hơn về sâm đương quy là gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe ngay trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe nhé!

Sâm đương quy là gì?

Sâm đương quy là gì?

Sâm đương quy có tên gọi tiếng Anh là Angelica hoặc Female ginseng, và tên khoa học là Angelica sinensis. Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm với chiều cao phát triển từ 40 – 80cm.

Chúng thường mọc ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m thuộc khu vực có khí hậu ẩm mát. Lá cây đương quy có hình mác dài, không cuống hoặc cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm và có màu trắng lục nhạt.

Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai,… và khu vực Tây Nguyên.

Sâm đương quy là gì?
Sâm đương quy là gì?

Cách sử dụng cây đương quy

Người ta thu hoạch cây đương quy vào mùa thu, chỉ lấy phần rễ, rồi đem đi sao khô hoặc phơi khô để sử dụng.

Phần rễ cây đương quy, còn gọi là sâm đương quy, có hàm lượng tinh dầu khoảng 0.26% với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả trong Đông y.

Sâm đương quy có vị ngọt kèm với chút vị đắng và cay và thoảng hương thơm.

Cách sử dụng cây đương quy
Cách sử dụng cây đương quy

Sâm đương quy có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà sâm đương quy mang lại cho sức khỏe như:

Có đặc tính chống ung thư

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện trong ống nghiệm và trên động vật cho thấy: chiết suất từ sâm đương quy có khả năng tiêu diệt tế bào u nguyên bào thần kinh đệm, đây chính là một dạng của bệnh ung thư não rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều cuộc nghiên cứu hơn để chứng minh đặc tính chống ung thư của sâm đương quy trên có thể hỗ trợ điều trị ung thư não ở người trong một tương lai không xa.

Có đặc tính chống ung thư
Có đặc tính chống ung thư

Chữa lành vết thương

Một số hợp chất trong sâm đương quy có thể giúp vết thương mau lành, nhờ khả năng thúc đẩy sự hình thành của các mạch máu hoặc góp phần tạo ra những mạch máu mới trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

Thậm chí, trong một số nghiên cứu cho thấy: việc dùng sâm đương quy có thể hỗ trợ tốt trong việc chữa lành vết thương thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường.

Chữa lành vết thương
Chữa lành vết thương

Làm dịu các triệu chứng mãn kinh

Từ rất lâu, trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc, thầy thuốc đã sử dụng sâm đương quy để điều trị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh cũng như các vấn đề khác liên quan đến nội tiết tố nữ.

Cụ thể, trong một số nghiên cứu chỉ ra: sâm đương quy có thể duy trì hoặc làm tăng mức độ lưu thông của serotonin – đây chính là nhân tố gây ra triệu chứng nóng trong người và khó chịu của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Làm dịu các triệu chứng mãn kinh
Làm dịu các triệu chứng mãn kinh

Trị viêm khớp

Việc bổ sung sâm đương quy giúp cơ thể giảm được tình trạng đau do viêm khớp gây ra, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi sụn giữa các khớp, nhờ đó giảm bớt các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm khớp dạng thấp (RA).

Trị viêm khớp
Trị viêm khớp

Tốt cho não bộ

Hoạt chất có trong sâm đương quy có khả năng ức chế sự kết tập của các tiểu cầu, hỗ trợ tốt trong việc điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

Không những thế, sâm đương quy còn mang lại hiệu quả trong việc tăng cường tuần hoàn máu não, góp phần não bộ hoạt động tốt hơn.

Tốt cho não bộ
Tốt cho não bộ

Làm đẹp da

Sâm đương quy chứa nhiều hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa nên có lợi cho việc làm đẹp da nếu như sử dụng đúng cách.

Vì thế, nếu bạn muốn sở hữu làn da tươi trẻ và mịn màn thì có thể nghĩ đến việc dùng sâm đương quy hoặc một số mỹ phẩm có thành phần hóa học từ loại sâm này.

Làm đẹp da
Làm đẹp da

Tác dụng phụ của sâm đương quy

Không thể phủ nhận sâm đương quy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng thì vẫn gây ra một số tác dụng phụ như:

Tương tác và giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh

Thực tế cho thấy: việc dùng sâm đương quy có thể gây ra nhiều bệnh lý không mong muốn ở người dùng như có thể làm tăng các vấn đề về tim (nhất là làm tăng huyết áp) hoặc tương tác với thuốc làm loãng máu (như warfarin).

Bên cạnh đó, hợp chất furanocoumarins được tìm thấy trong sâm đương quy có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc khác trên thị trường, như thuốc điều trị cholesterol và thuốc chống động kinh.

Tương tác và giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh
Tương tác và giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh

Không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Cần hỏi bác sĩ trước khi dùng sâm đương quy cho phụ nữ có thai và đang trong giai đoạn cho con bú, kể cả giai đoạn chuẩn bị mang thai. Vì một số hoạt chất trong sâm có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe ở mẹ bầu.

Lưu ý: Sâm đường quy (dạng rễ cây phơi khô) thường được khuyến nghị sử dụng từ 3 – 6gr/ngày. Tùy theo đối tượng, như tuổi tác và tình trạng sức khỏe người dùng, mà liều lượng sâm đương quy sử dụng sẽ khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Không nên sử dụng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Nơi mua và giá sâm đương quy

Rễ cây đương quy có thể được bào chế thành nhiều vật phẩm khác nhau, như thuốc nhỏ, rượu thuốc, dầu xoa bóp, trà, viên nang uống, chiết xuất chất lỏng và dạng cây tươi.

Vì thuộc nhóm thảo dược nên bạn có thể tìm mua sâm đương quy ở các tiệm thuốc Đông y, các cửa hàng chuyên bán thực phẩm tẩm bổ cho sức khỏe và một số trang mạng điện tử.

Như Khoeplus24h.vn đã cập nhật giá tại thời điểm tháng 6/2021, giá sâm đương quy dao động từ 170.000 – 210.000VND/kg (nguyên dạng rễ củ) và từ 190.000 – 300.000VND/kg (thái lát).

Nơi mua và giá sâm đương quy
Nơi mua và giá sâm đương quy

Xem thêm:

Như vậy, bạn đã biết thêm về sâm đương quy có tác dụng gì đối với sức khỏe nếu như sử dụng đúng cách. Đồng thời, hãy nhớ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại sâm này nếu như đang dùng thuốc điều trị bệnh nhé!

Bài viết liên quan