Cẩm nang sức khỏeSức khỏe dinh dưỡngRau nhút - rau rút là gì? Rau nhút có tác dụng gì? Ai...

Rau nhút – rau rút là gì? Rau nhút có tác dụng gì? Ai không nên ăn rau nhút

Rau nhút thường được sử dụng trong món gỏi, thoạt nhìn trông như rau muống. Vậy rau nhút – rau rút là gì, có tác dụng gì và những ai không nên ăn rau nhút vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại ra sao? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết ngay dưới đây của KHOEPLUS24H.

Rau nhút – rau rút là gì?

Rau nhút, còn gọi là rau rút và có tên khoa học là Neptunia oleracea, thuộc thực vật họ Đậu.

Thân cây rau nhút khá đặc biệt vì xuất hiện các mô khí màu trắng – trông giống như phao, dính trên thân cây để giúp nó nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, khi sống trên cạn thì thân cây rau nhút sẽ không hình thành những mô khí này.

Vì thế, thân cây rau nhút khi sống dưới nước có chiều cao rất phát triển từ 90 – 150cm, trong khi sống ở môi trường trên cạn thì chỉ được khoảng 15cm. Ngoài ra, thân cây còn được che phủ bởi những chiếc lá hình lông chim kép nhỏ, có độ nhạy cảm rất cao giống như lá trinh nữ vậy.

Hoa rau nhút có kích thước nhỏ, mọc thành cụm và có màu vàng ánh lục. Quả của cây rau nhút có hình dạng giống như quả đậu, dẹp với chiều dài từ 2.5 – 5cm.

Rau nhút - rau rút là gì?
Rau nhút – rau rút là gì?

Cách dùng rau nhút

Rau nhút được dùng như các loại rau khác và được đánh giá là có hương vị như bắp cải hoặc mùi nấm hương. Bên cạnh đó, người ta cũng dùng thân non và quả của cây rau nhút để chế biến thành nhiều món xào hấp dẫn như kaeng som và cà ri trong ẩm thực Thái Lan chẳng hạn.

Cách dùng rau nhút
Cách dùng rau nhút

Rau nhút mọc ở đâu?

Rau nhút chủ yếu mọc ở môi trường nước với xu hướng nổi trên bề mặt ở những vùng có dòng nước chảy chậm như mương rãnh và ao hồ. Ngoài ra, rau nhút cũng được tìm thấy ở những vùng đất ẩm ướt ở nhiều khu vực tại châu Phi, Nam Mỹ, Mexico và châu Á.

Rau nhút mọc ở đâu?
Rau nhút mọc ở đâu?

Thành phần dinh dưỡng có trong rau nhút

Theo các nhà nghiên cứu cho hay: rau nhút chứa nhiều vitamin và các hợp chất thiết yếu khác như amin leucine, threoninmethionine. Thậm chí, hàm lượng protein của rau nhút còn nhiều hơn so với các loại rau thông dụng như rau muống, rau mồng tơi và xà lách.

Cụ thể, trong 100gr rau nhút gồm các chất dinh dưỡng như sau:

Thành phần dinh dưỡng có trong rau nhút
Thành phần dinh dưỡng có trong rau nhút

Ăn rau nhút có tác dụng gì?

Theo Đông y, rau nhút có tính hàn, vị ngọt và không gây độc nên có nhiều tác dụng cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ điều trị táo bón, khó tiêu và đầy hơi.
  • Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
  • Khắc phục tình trạng bệnh bướu cổ.
  • Giúp giảm sốt.
  • Cải thiện tình trạng chảy máu cam, mụn nhọt cũng như giúp thanh nhiệt, giải độc và mát gan.
  • Thông huyết mạch, lợi tiểu.

Ăn rau nhút có tác dụng gì?
Ăn rau nhút có tác dụng gì?

Ai không nên ăn rau nhút?

Rau nhút có hương vị thơm ngon và mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được loại rau này, nhất là một số đối tượng sau đây:

  • Thể trạng người yếu và trẻ em: Vì rau nhút có tình hàn nên sẽ làm cho những người bụng yếu dễ bị đau bụng và tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai: Môi trường sống của rau nhút có thể bị nhiễm khuẩn nên chứa nhiều mầm bệnh mà bạn không thể lường trước được. Trong khi sức khỏe của phụ nữ mang thai thường rất nhạy cảm nên tuyệt đối tránh ăn rau nhút ở dạng sống hoặc tái.

Lưu ý:

Rau nhút có khả năng hút một số kim loại nặng như kẽm, đồng và chì trong môi trường sống của chúng nên việc ăn rau nhút có thể gây ra tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể.

Hơn nữa, chúng cũng có thể bị nhiễm ấu trùng sán lá từ môi trường, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn phải và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Ai không nên ăn rau nhút?
Ai không nên ăn rau nhút?

Xem thêm:

Hy vọng bạn đã biết thêm về rau nhút – rau rút là gì, có tác dụng gì và những ai không nên ăn rau nhút ra sao rồi nhé. Chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe khi sử dụng rau nhút đúng cách.

Bài viết liên quan