SỨC KHỎE THỂ THAO

Lúa mì là gì? Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của lúa mì với sức khỏe

Lúa mì là một trong những nguồn lương thực quan trọng và không thể thiếu đối với chúng ta. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc về dinh dưỡng, tác dụng cũng như các lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này không? Cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay nhé!

Lúa mì là gì?

Lúa mì còn có tên gọi khác là lúa miến hay tiểu mạch, đây là một trong những cây lương thực thiết yếuphổ biến nhất trên thế giới. Hạt lúa mì cung cấp nguồn lương thực chủ yếu cho con người, chúng chỉ đứng sau bắp và lúa gạo.

Hạt lúa mì cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất ra các loại thực phẩm thiết yếu khác như: bột mì, mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác. Không những thế, chúng còn được trồng ở quy mô nhỏ nhằm cung cấp thức ăn cho vật nuôi như gia súc và gia cầm.

Lúa mì
Lúa mì

Thành phần dinh dưỡng của lúa mì

Lúa mì là nguồn lương thực chủ yếu và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trung bình trong 10gr bột mì nguyên cám có chứa các chất sau:

  • Năng lượng: 340 kcal
  • Chất đạm: 13.2gr
  • Carb: 72gr
  • Chất xơ:10.7gr
  • Chất béo: 2.5gr

Ngoài ra, trong lúa mì còn chứa các khoáng chất khác như: selen, mangan, photpho,… Và một số hợp chất thực vật có lợi khác như: axit ferulic, axit phytic, alkylresorcinols,…

Thành phần dinh dưỡng của lúa mì
Thành phần dinh dưỡng của lúa mì

Tác dụng của lúa mì

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Lúa mì nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và tập trung chủ yếu ở phần cám. Phần cám của lúa mì có thể thúc đẩy sự di chuyển của các chất chưa được tiêu hóa đi nhanh hơn qua đường ruột của bạn.

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thành phần trong lúa mì còn có thể cung cấp một số lượng lớn các lợi khuẩn (Probiotic) hỗ trợ cho sự tiêu hóa của đường ruột. Không những vậy, chúng còn có thể làm giảm nguy cơ và triệu chứng của bệnh táo bón.

Lúa mì hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Lúa mì hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Giúp phòng chống ung thư ruột kết

Lúa mì nguyên hạt được chứng minh là rất giàu chất xơ và còn chứa một số chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, nhất là trong việc làm nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có thể làm nguy cơ mắc ung thư ruột kết một cách đáng kể.

Lúa mì giúp phòng chống ung thư ruột kết
Lúa mì giúp phòng chống ung thư ruột kết

Cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể

Lúa mì là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa cực dồi dào, bao gồm các chất như: axit ferulic, axit phytic, alkylresorcinols, lutein.

Trong khi axit phytic có khả năng giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các khoáng chất như kẽm hay sắt. Thì lignans và lutein có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết và cải thiện sức khỏe của mắt một cách hiệu quả.

Lúa mì cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể
Lúa mì cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể

Cung cấp các vitamin và khoáng chất

Như đã nêu trên, lúa mì còn chứa các loại vitamin và khoáng chất khác có tác dụng hỗ trợ các chức năng thiết yếu của cơ thể.

Phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô của cơ thể. Đồng giúp cho bạn có một trái tim khỏe mạnh, còn folate sẽ cực kỳ hữu ích cho sức khỏe thai kỳ.

Lúa mì cung cấp các vitamin và khoáng chất
Lúa mì cung cấp các vitamin và khoáng chất

Tác dụng phụ của lúa mì

Không tốt cho người mắc bệnh celiac

Bệnh celiac là bệnh có triệu chứng miễn dịch với gluten. Bệnh này có thể làm hỏng ruột non và dẫn đến các triệu chứng làm suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Đối với những bệnh nhân này thì tuân thủ chế độ ăn không chứa gluten là cách điều trị được cho là duy nhất. Gluten có thể tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và một số loại thực phẩm được chế biến sẵn.

Lúa mì không tốt cho người mắc bệnh celiac
Lúa mì không tốt cho người mắc bệnh celiac

Không tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Đây là một hội chứng phổ biến và khá dễ bắt gặp, có các triệu chứng đặc trưng như đau bụng, đầy hơi, thói quen đi tiêu không đều, tiêu chảytáo bón.

FODMAPs được tìm thấy trong lúa mì có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, nhưng chúng không được coi là nguyên nhân cơ bản của IBS. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn và dễ chịu hơn nhé!

Lúa mì không tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích
Lúa mì không tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích

Có thể gây dị ứng

Ở người lớn, dị ứng thường xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với bụi lúa mì trong không khí. Chúng có thể dẫn đến hen suyễn, viêm mũi và một số triệu chứng khác.

Lúa mì có thể gây dị ứng
Lúa mì có thể gây dị ứng

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về lúa mì và tác dụng của chúng. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích!

Bài viết liên quan