SỨC KHỎE THỂ THAO

Thành phần dinh dưỡng của bắp (ngô) và tác dụng của bắp đối với sức khỏe

Bắp là một loại thực phẩm quen thuộc, không những dễ chế biến mà còn đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu các công dụng của bắp nhé!

Bắp (ngô) là gì? Thành phần dinh dưỡng của bắp (ngô)

Bắp (hay còn gọi ngô) là một loại cây lương thực có lá hình mũi mác dài 50 – 100cm, thân cây thẳngnhiều đốt cách nhau như cây tre. Trái bắp thường có màu vàng hoặc trắng. Ngày nay nhờ phương pháp lai tạo mà bắp có nhiều màu sắc đa dạng hơn như đỏ, tím hoặc xanh

Bắp có nguồn gốc từ Mexico, sau đó được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, bắp được xem là một loại ngũ cốc có lượng tiêu thụ nhiều nhất trong các loại ngũ cốc trên thị trường. Người ta dùng bắp để chế biến thành nhiều loại thực phẩm như bột ngô, dầu và si – rô.

Bên cạnh đó, bắp còn có thể chế biến thành nhiều món ăn như bỏng ngô, bánh ngô, polenta, khoai tây chiên,… Tuy nhiên, ở châu Mỹ người ta thường dùng bắp để làm thức ăn cho gia súcsản xuất nhiên liệu.

Về thành phần dinh dưỡng, các chuyên gia cho biết bắp là một nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin C, B1, B9 và các thành phần khác như chất đạm, chất béo, chất xơ, magie, kali rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, đối các sản phẩm từ ngô thường không còn giữ được nhiều hàm lượng dinh dưỡng như ngô nguyên chất.

Thành phần dinh dưỡng của bắp
Thành phần dinh dưỡng của bắp

Tác dụng của bắp (ngô) đối với sức khỏe con người

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong bắp có chứa hàm lượng vitamin B giúp làm giảm homocysteine – một chất có hại, có thể phá hủy các mao mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong bắp còn giúp trái tim bạn khỏe mạnh hơn. Từ đó, ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim cho cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Các chất xơ có trong ngô có khả năng thúc đẩy việc sản xuất các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh khỏi các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là bệnh viêm túi thừa.

Một cuộc nghiên cứu kéo dài 18 năm trên 47.000 nam giới cho thấy ăn bắp 2 lần mỗi tuần giúp họ tránh được bệnh viêm túi thừa nhiều hơn so với những người không ăn. Vì vậy, bạn cần ăn nhiều bắp hơn để tăng cường sức khỏe cho đường ruột nhé!

Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Phòng chống ung thư

Bắp được xem là một loại thực phẩm vàng trong việc phòng chống bệnh ung thư. Trong bắp có chứa nhiều Lysine, selen có tác dụng phòng chống và ngăn ngừa các tế bào ung thư trong cơ thể con người phát triển một cách hiệu quả.

Phòng chống ung thư
Phòng chống ung thư

Hỗ trợ giảm cân

Đối với những người đang trong quá trình giảm cân thì bắp là một loại thực phẩm rất phù hợp bởi bắp sản sinh ra lượng calo thấp và chứa rất ít hàm lượng sucrose.

Ăn bắp ngô giúp những người béo phì có thể hạn chế tiêu thụ tinh bột hơn so với ăn cơm, mì, bún hay phở. Từ đó quá trình giảm cân sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân

Có lợi cho mắt

Một trong những tác dụng chính mà bắp đem lại đó là hỗ trợ sức khỏe của mắt. Trong bắp có chứa rất nhiều lutein zeaxanthin có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thểthoái hóa điểm vàng trên mắt do tuổi tác.

Một nghiên cứu thực hiện ở 365 người trưởng thành cho thấy những người có chế độ ăn nhiều bắp có nguy cơ mắc bệnh lõa hóa mắt do tuổi tác thấp hơn đến 43% so với những người ăn ít. Do đó, bạn nên ăn nhiều bắp hơn để bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe nhé!

Có lợi cho mắt
Có lợi cho mắt

Tốt cho bộ não

Hàm lượng vitamin E dồi dào trong bắp có tác dụng phòng ngừa sự suy giảm chức năng của não, điều chỉnh chức năng của hệ thần kinh. Đồng thời, bắp còn làm kích thích các tế bào thần kinh tăng cường sức khỏe bộ nhớ ở não.

Tốt cho bộ não
Tốt cho bộ não

Vậy là KHOEPLUS24H vừa giới thiệu xong những thành phần dinh dưỡng, tác dụng của trái bắp mang lại cho sức khỏe con người. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn nhé!

Bài viết liên quan