Trong ẩm thực, lá sung thường được dùng để ăn kèm những món gỏi trộn hay chế biến thành thức uống tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, lá sung còn có những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ mà ít người biết đến. Hãy cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng tìm hiểu kỹ hơn về loại lá này bạn nhé!
Thông tin về lá sung
Lá sung Việt Nam có cuống lá dài từ 2 – 3cm, lá có hình elip, thường mọc so le nhau. Lá thường có chiều dài từ 8 – 20cm, chiều rộng 4 – 8cm.
Ngoài ra, lá còn có độ dai, có lông tơ khi còn no và không lông, xù xì, màu lục sẫm khi về già.

Ngoài ra, cùng họ với sung Việt Nam còn có sung Mỹ (hay còn gọi là vả tây).
Phiến lá của sung Mỹ có dạng trứng rộng, xẻ 3 – 5 thuỳ sâu, kích thước phiến lá dài và rộng từ 10 – 20cm. Lá dai, có lông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt và hơi ráp.

Lá sung có ăn được không?
Lá sung không chỉ là một phương thuốc quý, chúng còn là một loại lá ăn kèm không thể thiếu khi ăn các món gỏi trộn.
Đặc biệt nhất phải kể đến gỏi cá đục dai ngon, gỏi cá nhệch lạ miệng và nem tai thính giòn dai, cuốn cùng các loại rau thơm, nhất là lá sung và chấm cùng nước mắm chua ngọt là ngon phải biết nha!

Không chỉ có lá sung trơn, lá sung có đốt sần cũng có thể ăn được. Ngoài ra, loại lá đốt sần còn được làm thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Lá sung có tác dụng gì?
Hỗ trợ giảm cân
Trong lá sung có lượng chất xơ dồi dào giúp chúng ta giảm cân. Dù vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ lá sung vừa đủ để cơ thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết là được rồi nhé!

Trị táo bón
Không chỉ giúp giảm cân, chất xơ trong lá sung còn giúp trị táo bón. Chất xơ giúp tăng khối lượng cho chức năng của ruột, vì vậy tiêu thụ lá sung giúp trị táo bón, tiêu chảy và hỗ trợ đi tiêu dễ dàng hơn.

Giảm cholesterol
Trong thành phần của lá sung, pectin là một chất xơ hoà tan trong nước, khi thẩm thấu qua hệ thống trao đổi chất sẽ giúp làm sạch các chất cặn bã và chất thải của cholesterol. Ngoài ra, lá sung còn có đặc tính nhuận tràng nhờ vào hợp chất pectin này.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành
Nguyên nhân gây ra những cơn đau tim là triglixerit trong cơ thể chúng ta bị tăng cao. Lá sung có phản ứng ngăn chặn và giảm tổng thể tích triglixerit, từ đó giúp cơ thể được khoẻ mạnh hơn và ngừa được những bệnh về tim mạch.

Ngăn ung thư đại tràng
Ngoài những công dụng trên, lá sung chứa chất xơ giúp loại bỏ các gốc tự do cũng như các hợp chất gây ra ung thư, đặc biệt là ở khu vực đại tràng. Đối những bệnh nhân đang mắc các bệnh về đại trạng, mỗi ngày nhai hai lá sung và nuốt luôn cả lá sẽ giúp cho tình trạng được khả quan hơn.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Cả lá và quả sung đều hỗ trợ cho bệnh tiểu đường khi lá sung làm giảm lượng insulin, quả sung lại chứa nhiều kali giúp điều chỉnh sự dao động lượng đường trong máu.

Ngăn tăng huyết áp
Để ngăn chặn việc tăng huyết áp, bạn cần giảm tiêu thụ natri dưới dạng muối. Trong lá sung, lượng kali dồi dào và natri thấp sẽ giúp bạn làm dịu hệ thần kinh, bảo vệ bạn khỏi việc tăng huyết áp.

Giảm đau họng
Khi bạn sử dụng lá sung như trà, loại lá này sẽ giúp bạn giảm viêm phế quản, giảm các tác động xấu hơn của bệnh hen. Chỉ với 2 – 3 lá sung và 500ml nước ấm, ngâm trà trong 15 phút rồi vớt xác, bạn đã có một tách trà thanh mát và giúp vòm họng của bạn thêm khoẻ mạnh rồi đó!

Với những thông tin mà khoeplus24h mang lại, bạn đã biết rõ hơn liệu lá sung có ăn được không và 8 tác dụng của lá sung. Chúc bạn và gia đình sẽ có nhiều sức khoẻ hơn khi sử dụng lá sung nhé!