Là một trong những nguyên liệu của các món ăn dân dã ở Việt Nam, cua đồng không chỉ đem đến hàm lượng dinh dưỡng giàu có mà chúng còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như rang me hay bún riêu cua. Vậy, cua đồng có tác dụng gì? Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của Khoeplus24h sẽ cung cấp đến bạn đặc điểm, tác dụng, các món ăn kỵ với cua đồng nhé!
Đặc điểm của cua đồng
Cua đồng (tên khoa học: Somanniathelphusa sinensis) hay còn được gọi là điền giải, là một loại cua thuộc nhóm Cua nước ngọt. Chúng thường sinh sống tại các hang, lỗ trên bờ ruộng, kênh, rạch và phân bố rất nhiều tại Việt Nam.
Cua đồng có đặc điểm: phần mai màu vàng sẫm, trên thân có 2 càng không tương xứng, 1 càng to và 1 càng nhỏ. Gọng cua màu vàng cháy, toàn thân ánh lên màu nâu vàng.
Thịt của loại cua này có vị mặn ngọt, mùi tanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng như: sodium và purines.

Thành phần dinh dưỡng của cua đồng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100gr thịt cua đồng cung cấp khoảng 89 calo cùng các chất dinh dưỡng nổi bật khác như:
- Chất đạm: 12.3gr
- Chất béo: 3.3gr
- Vitamin PP: 2.1gr
- Vitamin B2: 500mcg
- Canxi: 5.040mg
- Photpho: 430mg
- Sắt: 4.7mg
Ngoài ra, thịt cua đồng còn chứa rất nhiều các loại khoáng chất khác như: Lipid, glucid, muối khoáng.
Được biết, hàm lượng protein mà thịt cua đồng mang đến là loại protein chất lượng cao. Chúng có chứa đến 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.

Tác dụng của cua đồng
Không những chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, cua đồng còn chứa đựng những tác dụng rất tốt cho sức khoẻ.
Về khía cạnh Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính hàn nên được dùng để điều chế những phương thuốc giải nhiệt, trị lở ngứa, trị còi xương cho trẻ.
Ngoài ra, cua đồng còn hỗ trợ chữa trị bệnh viêm thận cấp, trị chứng kém ăn, mất ngủ, chứng chướng bụng, phù tim hay đau răng lợi.

Cua đồng kỵ gì?
Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, song nếu không sử dụng cua đồng đúng cách sẽ rất dễ gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể:
Không anh ăn canh cua sau khi đã uống trà, ăn quả hồng
Quả hồng , trà và canh cua rất kỵ với nhau. Bởi chất tannin trong quả hồng và trà sẽ làm cho protein trong thịt cua rắn lại. Từ đó gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Không nấu canh với cua đồng chết
Trong cua đồng chết có chứa thành phần histidine, khiến bạn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí là gây hại không tốt cho sức khỏe. Vì thế khi nấu canh, bạn nên chú ý không nên giã cua chết làm nguyên liệu.

Không ăn cua đồng sống
Rất nhiều người dùng cua đồng sống để là gỏi. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi cua sống chứa nang trùng hút máu phổi. Ăn sống sẽ rất dễ mắc bệnh sán lá phổi.

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ THỰC PHẨM DINH DƯỠNG:
- 15 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa (thời tiết), cho bạn mau khỏi
- Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung collagen giúp cơ thể luôn trẻ đẹp
- Tổng hợp 17 loại thực phẩm bổ sung vitamin C lành mạnh dành cho cơ thể
Trên đây là những thông tin về đặc điểm cua đồng và giúp bạn giải đáp thắc mắc cua đồng có tác dụng gì, kỵ với gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều điều bổ ích nhé!