Cẩm nang sức khỏeSức khỏe dinh dưỡng5 tác dụng của dâu tây, các loại dâu tây phổ biến, lưu ý...

5 tác dụng của dâu tây, các loại dâu tây phổ biến, lưu ý khi sử dụng

0
(0)

Dâu tây là loại trái cây khá quen thuộc và được rất nhiều người ưa thích. Với màu sắc vô cùng bắt mắt và hương vị cực độc đáo. Cùng Khoeplus24h tìm hiểu ngay 5 tác dụng từ loại trái cây này và lưu ngay các mẹo hữu ích này nhé!

Nguồn gốc và đặc điểm của quả dâu tây

Nguồn gốc của quả dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây rất được ưa chuộng, thuộc chi Fragaria có nguồn gốc từ châu Mỹ. Có ý kiến cho rằng chúng được lai tạo giữa hai dạng cây thuộc Bắc và Nam Mỹ.

Fragaria dùng để chỉ phần cùi thịt của quả có mùi thơm. Một sự thật khá thú vị, người làm vườn ở châu Âu chỉ đem về những cây cái từ Nam mỹ, và họ buộc phải lai tạo chúng với dạng cây này nhưng đến từ Bắc Mỹ. Và thế là cho ra đời loại quả dâu tây như hiện nay với màu sắc và hương vị vô cùng hấp dẫn.

Nguồn gốc của quả dâu tây
Nguồn gốc của quả dâu tây

Đặc điểm của dâu tây

Dâu tây là một loài cây thân thảo có thân ngắn và các chiếc lá mọc gần với nhau. Lá có nhiều gai, bề mặt lá có nhiều lông tơ và kích thước lá có thể khác nhau ở từng giống.

Hoa dâu tây có màu trắng sữa, cánh mỏng và hơi tròn. Hoa thuộc dạng lưỡng tính và có thể tự phụ phấn để tăng năng suất nhờ lai tạo.

Quả dâu tây đặc trưng bởi hình dáng phình to, căng mọng khi chín, quả thật (hay gọi là hạt) nằm bên ngoài phần quả giả (phần quả căng mọng). Quả dâu còn sống sẽ có màu xanh và khi chín sẽ có màu đỏ hoặc hồng tùy theo giống, nhưng đặc trưng là vị chua nhẹ, ngọt thanh và nhiều nước.

Đặc điểm của dâu tây
Đặc điểm của dâu tây

Các loại dâu tây phổ biến

Các loại dâu tây phổ biến ở Việt Nam

Dâu tây Mộc Châu

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, Mộc Châu khá thích hợp để canh tác dâu tây. Hương vị dâu tại đây có vị ngọt thanh, không quá chua, không quá to nhưng chất lượng hoàn toàn được đảm bảo. Do vậy, loại dâu đặc sản Mộc Châu này được đặt tên theo vùng đất mà nó “sinh sống”.

Dâu tây Mộc Châu
Dâu tây Mộc Châu

Dâu tây Đà Lạt

Đây là loại dâu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, khi nhắc đến Đà Lạt người ta luôn nhắc đến dâu tây.

Cũng nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi mà loại cây này có thể sinh sống và phát triển tạo nên những “thành phẩm” đáng để công nhận.

Dâu tây Đà Lạt chính gốc sẽ không được to như những loại dâu tây nhập khẩu, tuy nhiên với hương vị ngọt ngào, vị chua thanh và màu sắc bắt mắt mà chúng rất được ưa chuộng.

Dâu tây Đà Lạt
Dâu tây Đà Lạt

Dâu tây Đà Lạt Mỹ đá

Đây là một trong những loại dâu truyền thống của Đà Lạt, chúng được trồng nhiều trong thành phố và cả các huyện lân cận.

Giống dâu tây này chịu hạn và chịu được sự “khắc nghiệt” khá tốt. Do vậy chúng ít được trồng trong nhà lưới, nhà kính mà thường được trồng ngoài trời và không dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Dâu tây Đà Lạt Mỹ đá
Dâu tây Đà Lạt Mỹ đá

Các loại dâu tây ở các quốc gia khác

Các loại dâu tây Nhật

Dâu tây trắng
Dâu tây trắng
Dâu tây trắng

Đây là giống dâu tây được cho là đắc đỏ bật nhất bởi hương vị thơm ngon và màu sắc vô cùng bắt mắt. Hơn hết là nó gần như bị tuyệt chủng nhưng được trồng thành công tại Nhật Bản.

Màu sắc đặc trưng của loại dâu này là da trắng và điểm nhẹ từng hạt đỏ phía bên ngoài. Không những có hương thơm vô cùng dịu nhẹ mà còn vô cùng mọng nước và có kích thước khá lớn.

Dâu anh đào Nhật

Loại dâu này có nguồn gốc từ Osaka, Nhật Bản. Dâu anh đào có màu hồng nhạt pha lẫn với một ít sắc cam, tạo nên vẻ ngoài vô cùng bắt mắt và ngọt ngào.

Trong văn hóa Nhật Bản, dâu là một loại quà tặng ý nghĩa trong tình yêu. Và đây là một trong những loại dâu nhập khẩu cao cấp được nhiều người ưa chuộng.

Dâu anh đào Nhật
Dâu anh đào Nhật
Dâu tây khổng lồ

Dâu tây này còn có tên gọi khác là dâu quạt bởi có kích thước và hình dánh to như cánh quạt. Kích thước của chúng có khá lớn và cân nặng 1 quả có khi lên đến 13gr.

Dâu tây khổng lồ rất khó trồng do nhạy cảm với thời tiết, nên chúng không được trồng đại trà. Đây là yếu tố khiến chúng có giá thành khá đắc đỏ.

Dâu tây khổng lồ
Dâu tây khổng lồ

Các loại dâu tây Hàn Quốc

Dâu tây Hàn Quốc đặc trưng với lớp vỏ có màu đỏ đậm, bóng mịn, kích thước khá lớn mùi thơm cực quyến rũ và vị ngọt đậm đà.

Dâu tây được trồng tại Hàn Quốc với quy trình vô cùng nghiêm ngặt từ lúc gieo trồng chăm sóc cho đến khi thu hoạch, bảo quản và cho đến khi chúng đến được tay người dùng.

Các loại dâu tây Hàn Quốc
Các loại dâu tây Hàn Quốc

Các loại dâu tây Mỹ

Dâu tây Mỹ có kích thước không quá to và có vị chua nhiều hơn so với các loại dâu tây khác trên thị trường. Do vậy, chúng thường được dùng để chế biến các món sinh tố, thức uống, kem hoặc các món bánh, ít khi được ăn trực tiếp.

Các loại dâu tây Mỹ
Các loại dâu tây Mỹ

Các loại dâu tây Úc

Dâu tây Úc có vỏ bên ngoài sáng bóng, đều màu và kích thước mỗi quả đôi khi không đồng đều nhau. Có quả lớn bằng nửa bàn tay với cuống quả màu xanh và dùng được trong 4 – 5 ngày khi bảo quản ở điều kiện mát mẻ.

Các loại dâu tây Úc
Các loại dâu tây Úc

Các loại dâu tây New Zealand

Dâu tây New Zealand khá được ưa chuộng hiện nay với màu đỏ bắt mắt, vị ngọt tự nhiên, hương thơm ngọt ngào và thịt dâu giòn ngon hấp dẫn.

Đây là giống dâu cao cấp được trồng tại Đà Lạt và hương vị thì không hề thua kém dâu tây được nhập trực tiếp từ New Zealand.

Các loại dâu tây New Zealand
Các loại dâu tây New Zealand

Giá trị dinh dưỡng của dâu tây

Dâu tây là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào. Ngoài ra với lượng calo thấp nên rất tốt với sức khỏe. Trung bình 100gr dâu tây có chứa:

Ngoài ra, dâu tây còn chứa các dưỡng chất khác như anthocyanins, kali, phốt pho, natri, axit folic và chứa rất ít chất béo.

Giá trị dinh dưỡng của dâu tây
Giá trị dinh dưỡng của dâu tây

Tác dụng của dâu tây

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh được, quả mọng hay chất anthocyanins (có bên trong dâu tây) có thể làm cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể.

Không những vậy, quả mọng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, cũng như giảm nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim nếu tiêu thụ dâu tây ở một lượng vừa phải.

Nhờ vào khả năng cải thiện cholesterol HDL (tốt), huyết áp và tăng chức năng của tiều cầu trong máu.

Tốt cho sức khỏe tim mạch
Tốt cho sức khỏe tim mạch

Chống lão hóa da

Dâu tây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa. Ellagtanninaxit ellagic (là các chất chống oxy hóa) – trong dâu tây, có hàm lượng gấp 2 – 11 lần so với hàm lượng có trong các loại trái cây khác.

Chính những chất này có khả năng chống lại các gốc tự do, chống lại vi khuẩn. Giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Chống lão hóa da
Chống lão hóa da

Hỗ trợ làm đẹp cho phái nữ

Dâu tây có khả năng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của bạn bao gồm chống viêm và hỗ trợ sức khỏe của làn da.

Dâu tây chứa rất nhiều vitamin C và được xem như một chất chống viêm vô cùng hiệu quả. Một nghiên cứu nhỏ đã chứng minh tác dụng của dâu tây trong việc chống các chứng viêm liên quan đến mụn trứng cá.

Nghiên cứu nhỏ năm 2019, đã cho thấy lợi ích của huyết thanh vitamin C trong dâu tây có thể chống lão hóa da gồm việc cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi trên da.

Hỗ trợ làm đẹp cho phái nữ
Hỗ trợ làm đẹp cho phái nữ

Điều chỉnh lượng đường trong máu

Sự mất cân bằng lượng đường trong máu tỷ lệ thuận với khả năng mắc bệnh béo phì, tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2.

Các hoạt chất trong dâu tây có khả năng làm chậm quá tình tiêu hóa của glucozo và hạn chế khả năng tăng đột biến của chúng cùng với insualin sau các bữa ăn có nhiều carbohydrat.

Điều chỉnh lượng đường trong máu
Điều chỉnh lượng đường trong máu

Ngăn ngừa ung thư

Sự hình thành của các tế bào ung thư là do tình trạng viêm mãn tính và stress oxy hóa gây ra, thậm chí tình trạng có thể ngày càng trầm trọng khiến cho các tế bào ung thư ngày càng phát triển.

Khi nghiên cứu ở động vật, dâu tây được chứng minh là có khả năng ức chế sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa ung thư
Ngăn ngừa ung thư

Lưu ý khi sử dụng dâu tây

Dị ứng dâu tây

Dâu tây là một loại quả mọng thơm ngon, nhưng bạn cũng nên lưu ý khi gặp những triệu chứng như: ngứa, đau thắt cổ họng; phát ban trên da, ngứa da; khò khè, khó thở; buồn nôn, tiêu chảy; chóng mặt hay lâng lâng.

Đây là những biểu hiện cho thấy bạn đã dị ứng với loại quả này. Lúc này bạn nên ngừng sử dụng ngay và tốt nhất là nên đi gặp bác sĩ.

Ở một vài trường hợp, dị ứng này còn gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn, đôi khi dẫn đến tử vong. Một vài các triệu chứng nghiêm trọng như: sưng lưỡi; tắt nghẽn đường thở; tụt huyết áp; mất ý thức.

Dị ứng dâu tây
Dị ứng dâu tây

Các đối tượng nên lưu ý khi dùng dâu tây

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Khi ăn với số lượng vừa phải thì dâu tây thật sự không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. Thai phụ muốn dùng thuốc có chiết xuất từ dâu tây thì nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú

Người bị bệnh máu không đông

Ăn dâu tây với số lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến các tình trạng liên quan đến việc chảy máu, tăng nguy cơ bầm ở những bệnh nhân máu không đông.

Người bị bệnh máu không đông
Người bị bệnh máu không đông

Những người vừa phẫu thuật

Như đã nêu trên, ăn dâu tây nhiều có thể dẫn đến tình trạng máu không đông. Do vậy chúng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của những người vừa phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngưng sử dụng dâu tây trong hoảng 2 tuần kể từ ngày phẫu thuật nhé.

Những người vừa phẫu thuật
Những người vừa phẫu thuật

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ TRÁI CÂY:

Trên đây là những thông tin giúp bạn biết thêm về tác dụng của dâu tây và các món hấp dẫn từ loại quả này. Cùng Khoeplus24h tìm hiểu ngay nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan