Các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cải thiện sức khỏe

0
71
tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Chọn đúng tư thế có thể không chỉ mang lại sự thoải mái, mà còn cải thiện lưu thông máu và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu về các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch để có thể cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất nhé!

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng mạch máu bị sưng to, hiển thị rõ thông qua lớp da. Chúng thường có màu xanh, phình lên và uốn cong. Nếu không được xử lý, tình trạng suy giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển xấu đi theo thời gian. Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra sự đau đớn, mệt mỏi và tác động tiêu cực lên da, ví dụ như gây sự xuất hiện của các vết đỏ, sưng và loét trên da.

Có ba loại tĩnh mạch khác nhau:

  • Tĩnh mạch nông ở gần lớp biểu bì nhất.
  • Tĩnh mạch sâu chạy ngang qua các nhóm cơ.
  • Tĩnh mạch xuyên nối giữa 2 loại tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.

Tĩnh mạch sâu dẫn đến mạch chủ, là tĩnh mạch lớn nhất trong hệ thống mạch máu, đóng vai trò đưa máu trực tiếp về tim. Suy giãn tĩnh mạch thường thấy ở tĩnh mạch nông của chân.

Suy giãn tĩnh mạch thường thấy ở tĩnh mạch nông của chân
Suy giãn tĩnh mạch thường thấy ở tĩnh mạch nông của chân

Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh như thế nào?

Trong trường hợp van một chiều của tĩnh mạch bị suy yếu, sự tổn thương này gây ra sự bất lợi trong việc đẩy máu đi qua, dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị giãn ra và phình to, gây ra nhiều cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Những người bị suy giãn tĩnh mạch trải qua cảm giác mệt mỏi, chân trở nên nặng nề, da sưng to ở vùng mắt cá và cả bàn chân.

Khu vực da bị tác động bởi tĩnh mạch giãn ra có thể thay đổi màu sắc, dễ bị vỡ mạch máu, đặc biệt khi người đó gặp tình trạng chuột rút vào ban đêm. Khá nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch gặp khó khăn trong việc ngủ do luôn cảm thấy đau nhức, đặc biệt khi họ cố gắng nằm nghỉ vào ban đêm.

Bên cạnh đó, hội chứng chân không yên còn làm tình trạng này trở nên nặng hơn. Điều này gây cảm giác co giật và ngứa ngáy ở chân, gây mất ngủ. Không gian yên bình vào ban đêm cũng đóng một vai trò, khiến cho những cơn đau nhức và khó chịu từ tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên rõ ràng hơn, làm cho việc ngủ trở nên khó khăn và không đạt được giấc ngủ sâu.

Tình trạng tĩnh mạch bị giãn ra và phình to, gây cảm giác đau đớn
Tình trạng tĩnh mạch bị giãn ra và phình to, gây cảm giác đau đớn

Các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch

Nằm nghiêng bên trái

Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch, tư thế nằm nghiêng là một phương án khá tốt, đặc biệt là nằm nghiêng về phía bên trái. Tư thế ngủ này giúp phân phối áp lực đồng đều giữa chân và hông, từ đó cải thiện việc đẩy máu trong cơ thể.

Nằm nghiêng khi ngủ giúp cải thiện hiệu suất bơm máu từ tim và tăng cường lưu lượng máu trở về tim. Đồng thời, tư thế này giúp giảm nguy cơ sưng tấy của các mạch máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Giúp giảm nguy cơ sưng tấy của các mạch máu và tăng sức đề kháng
Giúp giảm nguy cơ sưng tấy của các mạch máu và tăng sức đề kháng

Nâng cao chân khi ngủ

Nguyên tắc chính để giảm những cảm giác đau nhức do tình trạng suy giãn tĩnh mạch gây ra là ngăn chặn sự tập trung máu tại các mạch máu. Do đó, việc đặt chân ở một vị trí cao là một cách hữu ích để cải thiện tình trạng này.

Người bệnh có thể sử dụng gối hoặc một nền kê thấp để giữ chân ở vị trí cao khi nằm ngủ, với độ cao khoảng 8 – 10cm. Tư thế này sẽ đảm bảo sự tuần hoàn máu trở về tim một cách hiệu quả, đồng thời tránh tình trạng bị áp lực tĩnh mạch.

Đảm bảo sự tuần hoàn máu trở về tim một cách hiệu quả
Đảm bảo sự tuần hoàn máu trở về tim một cách hiệu quả

Tránh nằm sấp hoặc ngửa

Thay vì tạo ra tình trạng chèn ép liên tục, việc thay đổi tư thế khi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn và không gây gánh nặng không cần thiết lên tĩnh mạch. Bên cạnh đó, việc ngủ ở nhiều tư thế khác nhau cũng hỗ trợ cho hệ thống tĩnh mạch, giúp việc đưa máu trở về tim được diễn ra hiệu quả hơn.

Hội chứng chuột rút thường xảy ra đối với những người mắc suy giãn tĩnh mạch. Giảm thiểu nguy cơ chuột rút có thể đạt được bằng cách tránh ngủ ở tư thế nằm sấp hoặc ngửa quá lâu. Bằng cách ngủ ở các tư thế khác nhau, bạn có thể giảm nguy cơ chuột rút và đảm bảo một giấc ngủ thoải mái.

Việc thay đổi tư thế khi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn và không gây gánh nặng lên tĩnh mạch
Việc thay đổi tư thế khi ngủ giúp máu lưu thông tốt hơn và không gây gánh nặng lên tĩnh mạch

Một số mẹo ngủ ngon cho người suy giãn tĩnh mạch

Dưới đây là một số mẹo ngủ ngon dành cho những người đang phải đối mặt với tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Những biện pháp này không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giảm bớt các triệu chứng không mong muốn liên quan đến tình trạng này:

  • Mang vớ nén: Vào ban ngày, đặc biệt khi cần đứng lâu, giúp áp lực xung quanh chân và cẳng chân. Điều này hỗ trợ hệ thống van tĩnh mạch, giúp đẩy máu về tim, cải thiện tuần hoàn và giảm khó chịu do suy giãn tĩnh mạch ban đêm. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để chọn loại vớ và mức độ nén phù hợp.
  • Tập thể dục: Người thường ngồi hoặc đứng lâu có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch. Đi bộ 20-30 phút trước khi ngủ giúp kích hoạt cơ chân và cải thiện lưu thông máu. Điều này không chỉ ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch mà còn giảm cảm giác khó chịu khi ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Xoa bóp hoặc ngâm chân: Trước khi ngủ 15 phút, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng chân với tinh dầu hoặc ngâm chân trong nước lạnh 10 phút để cải thiện tuần hoàn và giảm đau nhức. Tránh sử dụng đồ bó sát hay giày cao gót để không tạo áp lực thêm cho mạch máu.
  • Có chế độ sống lành mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống cân đối, đủ giấc ngủ và tránh thức khuya giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
Tránh sử dụng đồ bó sát hay giày cao gót để không tạo áp lực thêm cho mạch máu
Tránh sử dụng đồ bó sát hay giày cao gót để không tạo áp lực thêm cho mạch máu
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ: Nhiệt độ ấm giúp giãn mạch, tăng lưu thông máu. Tắm nước ấm trước khi ngủ thư giãn cơ và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, cần tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lâu để không làm mở rộng tĩnh mạch, gây khó khăn trong việc đẩy máu trở về tim. Hãy tắm nước ấm và sau đó sử dụng chườm lạnh cho vùng bị sưng.
  • Tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ: Uống đủ nước trong ngày rất tốt cho sức khỏe, nhưng việc uống quá nhiều nước trước khi ngủ có thể gây tình trạng ứ máu và giảm chất lượng giấc ngủ. Hãy tránh uống quá nhiều nước trước giờ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ tốt.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chống giãn tĩnh mạch: Người bị suy giãn tĩnh mạch có thể sử dụng thuốc, băng vải, và tất nén để hỗ trợ cải thiện tình trạng. Nếu triệu chứng vẫn không giảm sau khi thử các biện pháp này, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét các phương pháp điều trị cao cấp hoặc phẫu thuật.
  • Uống sữa trước khi đi ngủ: Uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng sau ngày làm việc. Canxi trong sữa tăng sự trơn tru khi các sợi cơ trượt qua nhau và hỗ trợ tiêu hóa.
Uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng
Uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng

Xem thêm

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch. Hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè cùng nắm rõ nhé! Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, KHOEPLUS24h sẽ giúp bạn giải đáp!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here