Cẩm nang sức khỏeBí quyết sống khỏePhân biệt cận thị và viễn thị? Cách điều trị và phòng ngừa

Phân biệt cận thị và viễn thị? Cách điều trị và phòng ngừa

0
(0)

Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể dễ dàng bị tật về khúc xạ. Điển hình là cận thị và viễn thị. Cùng KHOEPLUS24H xem ngay bài viết để biết cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Từ đó phát hiện sớm tình trạng bệnh nhằm thăm khám bác sĩ mắt kịp thời.

Phân biệt cận thị và viễn thị qua khái niệm

Khi điều kiện lý tưởng nhất, ánh sáng đi vào mắt, hội tụ tại võng mạc. Sau đó, thông qua dây thần kinh thị giác sẽ được chuyển thành tín hiệu, truyền đến não. Lúc này, não bắt đầu phân tích và xác định vật thể xung quanh.

Cận thị hay còn gọi là tật nhìn gần: tia sáng đi vào mắt, hội tụ phía trước võng mạc nên chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần và mờ đối với vật xa.

Ngược lại, viễn thị hay còn gọi là tật nhìn xa: tia sáng đi vào mắt, hội tụ phía sau võng mạc nên chỉ có thể nhìn rõ vật ở xa và mờ đối với vật gần.

Tóm lại, hai bệnh khác nhau ở điểm, cận thị nhìn rõ lúc vật gần, viễn thị nhìn rõ khi vật xa. 

Dù ở độ tuổi nào cũng có thể bị hai tật khúc xạ này nhưng theo thống kê từ 6 – 12 tuổi sẽ rơi vào cận thị, trên 40 tuổi sẽ bị viễn thị.

Phân biệt cận thị và viễn thị qua khái niệm
Phân biệt cận thị và viễn thị qua khái niệm

Nguyên nhân gây tật khúc xạ mắt

Khái niệm trên đã giúp bạn phân biệt được hai tật khúc xạ mắt. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh có giống nhau hay không? Theo dõi để biết bản thân mình có vô tình đang mắc phải không nhé.

Nguyên nhân gây ra cận thị

  • Trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến tia sáng rơi phía trước võng mạc gây tật cận thị.
  • Một số trường hợp mắc cận thị do bẩm sinh.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng làm mắt dễ bị tật. Ví dụ tư thế ngồi học, làm việc không đúng. Thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính trong bóng tối. Mắt làm việc với thời gian dài không được nghỉ ngơi.

Hiện nay, cận thị là việc thường xuyên thấy ở giới trẻ nên nhiều người lầm tưởng nó không quá nghiêm trọng. Đấy là quan niệm sai bởi cận thị có thể gây ra thoái hóa võng mạc, cùng các biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân gây ra cận thị
Nguyên nhân gây ra cận thị

Viễn thị do nguyên nhân nào?

  • Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường nên tia sáng rơi vào phía sau võng mạc
  • Mắc viễn thị có thể do bẩm sinh.
  • Khoảng cách ngồi học, làm việc hằng ngày ảnh hưởng đến mắt. Thường xuyên nhìn xa làm giãn thủy tinh thể, giảm tính đàn hồi.
  • Tình trạng này gặp rất nhiều ở người cao tuổi bởi thủy tinh lão hóa sẽ mất tính đàn hồi, không phồng lên được.
  • Có bệnh lý về võng mạc, khối u mắt cũng liên quan đến viễn thị.
Nguyên nhân gây ra viễn thị
Nguyên nhân gây ra viễn thị

So sánh giữa các triệu chứng

Như đã đề cập ở phần khái niệm, triệu chứng khác biệt rõ nhất mà ta dễ dàng nhận biết đó là tầm nhìn. Cận thị nhìn rõ ở gần và ngược lại với viễn thị.

Điểm giống nhau

Dù khác biệt nhau hoàn toàn nhưng đây vẫn là tật khúc xạ về mắt, hiển nhiên sẽ có một vài điểm giống nhau.

  • Mắt thường xuyên bị mỏi, đặc biệt là lúc phải tập trung nhìn các vật ở khoảng cách gần hoặc xa.
  • Mắt thường bị nheo lại để cố nhìn rõ vật.
  • Nhức đầu do mỏi mắt.
  • Mắt càng ngày càng nhạy cảm với ánh sáng.
Điểm giống nhau của cận thị và viễn thị
Điểm giống nhau của cận thị và viễn thị

Triệu chứng cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào?

Triệu chứng cận thị:

  • Khi nhìn xa, hình ảnh thường xuyên bị mờ, nhòe. Chỉ rõ khi nhìn gần như đọc sách, xem tivi.
  • Mắt có dấu hiệu bị mỏi, phải cần đến kính mới thấy được vật ở xa.
Triệu chứng cận thị
Triệu chứng cận thị

Triệu chứng viễn thị:

  • Khi nhìn xa, hình ảnh rõ ràng, mắt hoạt động tốt. Nhưng cảm thấy mệt mỏi, mắt nheo lại với các vật ở gần.
  • Vì để nhìn rõ các vật gần, người viễn thị phải kéo cơ trán, lông mày, mi, dẫn đến hình thành nếp nhăn ở những khu vực này trên khuôn mặt.
  • Bạn sẽ cảm giác mắt người viễn thị rất tinh bởi nó có xu hướng quay vào trong.
Triệu chứng viễn thị
Triệu chứng viễn thị

Biến chứng khác nhau như thế nào?

Dù là cận thị hay viễn thị đều có những biến chứng cực kỳ nguy hiểm khiến bạn sợ hãi. Một vài điều chi tiết như sau:

  • Cận thị nếu không được kiểm soát, điều trị theo yêu cầu bác sĩ, lâu dần dẫn đến thoái hóa, thậm chí là bong võng mạc.
  • Viễn thị nếu không được thăm khám tốt sẽ dẫn đến lé, nhược thị. Ngoài ra viễn thị còn làm tăng nhãn áp.

Đối với những ai đang bị hai tật khúc xạ này sẽ có xu hướng đeo kính áp tròng. Khi đeo bạn hết sức lưu ý việc sử dụng đúng, vệ sinh cẩn thận kính. Nếu không mắt sẽ bị nhiễm trùng, loét giác mạc.

Biến chứng ở viễn thị
Biến chứng ở viễn thị

Điều trị cận thị và viễn thị đúng cách

Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng cận thị và viễn thị lại khá tương đồng trong phương pháp điều trị. Phổ biến nhất ai cũng biết là đeo kính gọng, áp tròng.

Tròng kính của từng loại tật sẽ giúp các tia sáng chiếu vào mắt được ở điểm tụ đúng của nó, giúp bạn nhìn rõ hơn. Nhưng, đây chỉ là biện pháp khắc phục chứ không được có tác dụng điều trị.

Nói về điều trị chính là bàn đến phẫu thuật mắt. Phương pháp này không những giải quyết triệt để mà còn nhanh. Tuy nhiên, hướng điều trị này chỉ áp dụng cho người lớn, mắt ổn định không có quá nhiều thay đổi.

Điều trị cận thị và viễn thị đúng cách
Điều trị cận thị và viễn thị đúng cách

Phòng ngừa cận thị và viễn thị

Bác sĩ vẫn hay khuyên rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cùng xem một vài cách để mắt không vướng vào cận thị, viễn thị sau:

  • Khám định kỳ mắt tại chuyên khoa mắt 6 tháng một lần để phát hiện sớm vấn đề về tầm nhìn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi học, làm việc với khoảng cách từ mắt đến mặt bàn đúng cách.
  • Sau thời gian hoạt động căng thẳng, mắt cần được nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bổ sung dưỡng chất cho mắt qua thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hay việc ăn uống lành mạnh.
  • Nói không với thuốc lá và chú ý sức khỏe.
  • Đeo kính ngay khi không nhìn rõ để không tăng tính nghiêm trọng của tật khúc xạ ở mắt.
Phòng ngừa cận thị và viễn thị
Phòng ngừa cận thị và viễn thị

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào? Chú ý cách phòng ngừa về các tật khúc xạ mắt và thường xuyên thăm khám mắt để phát hiện bệnh kịp thời nha. Hãy ghé thăm khoeplus24h để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan