Đi bộ nhanh một trong những bộ môn thể thao yêu cầu đúng kỹ thuật trong khi luyện tập. Vậy tác dụng của việc đi bộ nhanh và kỹ thuật đi bộ nhanh đúng chuẩn đó là gì? Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Thế nào là đi bộ nhanh?
Đi bộ nhanh là chân này chạm đất thì chân kia mới chạm đất. Lúc nào cũng sẽ có một chân bắt buộc phải tiếp đất. Đi bộ nhanh đem lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn chạy bộ đó chính là chân không phải chịu tải trọng lớn. Đi bộ nhanh là giải pháp giúp duy trì thói quen luyện tập nhưng vẫn đảm bảo bạn không bị chấn thương chân gây ra.
Tác dụng tuyệt vời của đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời như cái tên của nó là nhanh chóng và hiệu quả.
Giúp giảm cân nhanh hơn
Khi đi bộ bạn đi càng nhanh thì lượng calo đốt cháy nhiều hơn giúp giảm cân nhanh hơn. Bên cạnh, khi thực hiện bài tập đo bộ nhanh giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh, xây dựng cơ bắp và chắc khỏe xương.
Giảm đau lưng
Đi bộ nhanh giúp giảm cơ thể giải phóng serotonin và endorphin giúp xương khớp linh hoạt, giảm cơn đau trong quá trình hoạt động đi bộ nhanh.
Giảm căng thẳng và lo lắng
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ nhanh có tác dụng trực tiếp giúp bạn tăng cường sự tự tin, cải thiện chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy não bộ hoạt động. Từ đó giúp cơ thể tràn đầy sức sống, tỉnh táo và giảm stress.
Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Đi bộ nhanh giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tình như đột quỵ tim hoặc bệnh tim. Nhưng đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính này. Đi bộ nhanh có tác dụng làm giảm LDL cholesterol (là cholesterol có hại trong cơ thể) và tăng cường HDL cholesterol (cholesterol tốt trong cơ thể).
Giải quyết các vấn đề về lưu thông
Thực tế, đi bộ nhanh trong một vài dặm mỗi ngày giúp giảm huyết áp hơn 11 điểm trong khoảng thời gian 6 tháng. Giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, giải quyết các vấn đề về lưu thông máu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện. Khi đi bộ nhanh, cơ thể tạo ra tế bào T một tế bào giúp đánh bại các tế bào gây hại cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn ăn ngon hơn. Những người thường xuyên đi bộ nhanh cũng ít nhiễm trùng đường hô hấp hơn.
Tăng cường sức mạnh cho xương
Bài tập đi bộ nhanh giúp cải thiện tình trạng xương và tăng cường mật độ xương. bên cạnh, còn giúp tăng cường sức mạnh cho xương và không gây mất xương ở người loãng xương.
Tăng cường sức khỏe cho khớp
Các khớp của cơ thể sẽ được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng khi bạn thực hiện đi bộ hằng ngày. Vì vậy nên chạy bộ nhanh giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Theo các chuyên gia, những người thường đi bộ nhanh 5 tuần 1 lần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đi bộ nhanh có tác dụng phòng bệnh béo phì, nồng độ LDL cholesterol và triglyceride trong máu, tiểu đường type 2, tình trạng xơ vữa của mạch máu.
Tạo năng lượng tích cực
Đi bộ nhanh sẽ giúp tăng hormone hạnh phúc là cortisol, epinephrine và norepinephrine trong cơ thể. Bên cạnh, khi bạn đi bộ nhanh cơ thể sẽ trở nên linh hoạt, vui vẻ hòa mình với thiên nhiên, cũng như bên cạnh người đồng hành nếu bạn chạy bộ nhanh với những người bạn của mình.
Kéo dài tuổi thọ
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động đi bộ thông thường giúp giảm 20% nguy cơ tử vong. Còn đi bộ với tốc độ nhanh sẽ giảm được tận 24%. Đi bộ nhanh tác động làm giảm nguy cơ tử vong tổng thể, bệnh tim và ung thư.
Kỹ thuật đi bộ nhanh đúng chuẩn
Tư thế đi bộ nhanh rất quan trọng khi bạn thực hiện đi bộ nhanh. Sau đây là tư thế đi bộ nhanh chuẩn:
- Giữ lưng thẳng và hít thở đều.
- Hướng mắt thẳng về phía trước và không cúi đầu xuống.
- Dáng đi đều đặn, lăn chân từ gót chân đến ngón chân.
- Nhẹ nhàng vung tay hoặc đẩy tay một chút cùng với mỗi sải chân.
- Thư giãn cổ, vai và lưng, nhưng không nên ngả người về phía trước.
- Cường độ tập mỗi tuần: 150 phút tập thể dục ở cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập ở cường độ cao mỗi tuần.
Lưu ý cần nhớ để đi bộ giảm cân đúng cách
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập: Tìm đến chuyên gia, bác sĩ nếu bạn đang mắc các căn bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp,…để được đưa ra lời khuyên tập luyện.
- Chọn trang phục phù hợp: Vì là hoạt động yêu cầu sự nhanh nhẹn tính linh hoạt, vì thế bạn nên chọn những quần áo thể thao thoải mái, độ co dãn tốt giúp bạn cử động dễ dàng.
- Khởi động kỹ trước khi đi bộ: Giống như bất kỳ hoạt động thể dục khác thì việc khởi động xương khớp trước bài chạy bộ nhanh là vô cùng quan trọng. Bạn nên khởi động tầm 5 – 10 phút để làm nóng cơ thể.
- Chọn địa điểm đi bộ an toàn và phù hợp: Bạn nên lựa chọn đi bộ tại địa hình an toàn, không khí trong lành. Bạn có thể thử sức với địa hình dốc để tăng cường sức bền để đem lại hiệu quả cao hơn.
- Cung cấp đủ nước trong cơ thể: Các vận động viên luôn có trong mình một bình nước thể thao để kịp bổ sung nước tránh tình trạng kiệt sức. Khi cơ thể tập luyện sẽ đổ mồ hôi gây nên tình trạng mất nước. Vì thế cần bổ sung nước kịp thời.
- Chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh: Sau mỗi buổi luyện tập bạn nên có cho mình những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung protein, khoáng chất,…đặc biệt ngủ đủ chất giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng.
Kết lại, việc luyện tập chạy bộ nhanh đem lại nhiều tác động tích cực lên cơ thể của mỗi chúng ta. Đi bộ nhanh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bệnh nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ nhé!