Cẩm nang sức khỏeSức khỏe dinh dưỡngTác dụng của dứa, ăn dứa đúng cách và cách chữa rát lưỡi sau...

Tác dụng của dứa, ăn dứa đúng cách và cách chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa

0
(0)

Dứa là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng với rất nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Hãy cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu xem dứa có tác dụng gì, cũng như cách ăn dứa đúng cách và cách chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa trong bài viết dưới đây nhé!

Quả dứa là quả gì?

Dứa hay còn gọi với tên gọi khác là thơm, khóm hoặc gai có tên gọi khoa học là Ananas comosus. Dứa là một loại quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có hương vị thơm ngon cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dứa có rất nhiều loại trên thế giới, tùy theo mỗi quốc gia, mỗi vùng mà có các giống dứa khác nhau và phải kể đến các loại dứa phổ biến như: dứa nữ hoàng, dứa mật, dứa smooth canyenne,…

Để tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, hình dáng và hương vị của các loại dứa thì hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé:

Các loại giống dứa
Các loại giống dứa

Dứa bao nhiêu calo?

Trong mỗi cốc (khoảng 165gr) thơm được gọt vỏ và cắt khối chứa 82.5 calo và gồm các chất dinh dưỡng sau:

Ngoài ra, dứa (thơm) cũng chứa lượng nhỏ vitamin A, vitamin K, canxi, kẽmphốt pho.

Dứa bao nhiêu calo
Dứa bao nhiêu calo

Tác dụng của dứa

Giàu vitamin C

Vitamin C trong dứa hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cung cấp các lợi ích về việc chống oxy hoá. Vitamin C còn giúp chữa lành vết thương cơ thể.

Một ly nước ép dứa chứa đến 78.9mg vitamin C. Trong khi 1 phụ nữ và nam giới trưởng thành chỉ cần 75mg và 90mg vitamin C mỗi ngày.

Dứa giàu vitamin C
Dứa giàu vitamin C

Có thể hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2018 đã phát hiện, nước ép dứa có thể giúp giảm cân qua việc giảm sự hình thành và tăng sự phân huỷ của chất béo.

Dứa không ảnh hưởng đáng kể tới quá trình trao đổi chất, nhưng nó còn có hàm lượng calo thấp, nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng, giúp bạn cảm thấy no lâu mà không cần phải nạp nhiều calo.

Ngoài ra dứa cũng cung cấp chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp bạn ăn ít hơn.

Dứa hỗ trợ giảm cân
Dứa hỗ trợ giảm cân

Có thể hỗ trợ tiêu hóa

Bên trong dứa có một nhóm enzyme tiêu hoá được gọi là bromelain hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá. Bromelain có chức năng như protease, giúp phá vỡ các phân tử protein thành axit amin và peptit nhỏ.

Khi các phân tử protein bị phá vỡ thì sẽ dễ dàng hấp thu qua ruột non hơn, điều này có thể giúp hỗ trợ những người gặp tình trạng suy tuyến tuỵ vì tuyến tuỵ không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hoá.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi dùng chất bổ sung enzyme tiêu hóa (bromelain), những người bị suy tuyến tụy có khả năng tiêu hóa tốt hơn.

Dứa hỗ trợ tiêu hóa
Dứa hỗ trợ tiêu hóa

Hỗ trợ sức khỏe xương

Cùng với canxi, khoáng chất mangan cũng cần thiết để duy trì cho xương chắc khoẻ.

Theo một nghiên cứu cho biết, mangan có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, giúp cải thiện mật độ chất khoáng và xương.

Tuy nhiên bạn cũng không nên nạp quá nhiều mangan, vì có thể sẽ làm sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn nhận thức nếu bạn tiêu thụ hơn 11mg mangan mỗi ngày.

Nhưng bạn cũng đừng lo nhé, vì bên trong 1/2 ly dứa (khoảng 82.5gr dứa) chỉ có chứa ít hơn 1mg mangan mà thôi.

Dứa hỗ trợ sức khỏe xương
Dứa hỗ trợ sức khỏe xương

Giàu chất chống oxy hóa

Theo một nghiên cứu đã chỉ ra chỉ ra rằng, dứa là rất giàu các chất chống oxy hoá, đặc biệt là với nhóm hợp chất flavonoid, axit phenolic và vitamin C.

Điều này sẽ giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh timcác vấn đề về mắt.

Chất chống oxy hóa còn là những phân tử giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa – đây là trạng thái xuất hiện quá nhiều gốc tự do gây hại trong cơ thể.

Stress oxy hoá sẽ làm hỏng và tổn thương đến các tế bào lành mạnh, từ đó gây ra chứng viêm mãn tính, làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu và xuất hiện nhiều bệnh tật.

Dứa giàu chất chống oxy hóa
Dứa giàu chất chống oxy hóa

Có thể giảm nguy cơ ung thư

Dứa chứa nhiều vitamin C. Đây là 1 chất chống oxy hoá mạnh, có thể giúp cơ thể chống lại sự hình thành các gốc tự do liên quan tới stress oxy hoá và viêm mãn tính, đây là hai yếu tố thường gây ra các bệnh mãn tính như ung thư.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng enzyme bromelain trong dứa có thể ức chế sự phát triển và gây chết tế bào ung thư, đồng thời hỗ trợ hoạt động chức năng của tế bào bạch cầu.

Các nghiên cứu khác cho thấy bromelain ngăn chặn ung thư vú, da, ống mật, dạ dày và ruột kết.

Dứa có thể giảm nguy cơ ung thư
Dứa có thể giảm nguy cơ ung thư

Có thể giúp giảm viêm

Một nghiên cứu cho biết, dứa có đặc tính chống viêm hiệu quả chính là nhờ hàm lượng bromelain dồi dào. Theo Harvard Health, triệu chứng viêm trong cơ thể quá nhiều sẽ là nguyên nhân của nhiều bệnh như tiểu đường, ung thư, bệnh mạch vànhAlzheimer.

Bổ sung dứa trong khẩu phần ăn cũng là bổ sung thêm bromelain và nó có thể giúp giảm viêm cho cơ thể.

Dứa có thể giúp giảm viêm
Dứa có thể giúp giảm viêm

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ đặc tính chống viêm và có chứa các khoáng chất, các loại vitamin, các enzyme có lợi như bromelain, dứa còn có thể tăng cường cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Theo một nghiên cứu kéo dài trong 9 tuần, tiến hành trên 98 đứa trẻ có sức khỏe bình thường cho thấy: nhóm trẻ sử dụng dứa nhiều (khoảng 280gr mỗi ngày) có lượng bạch cầu cao gấp 4 lần so với nhóm không tiêu thụ và nhóm tiêu thụ ít (khoảng 140gr mỗi ngày).

Lượng bạch cầu càng cao thì khả năng phòng chống lại bệnh bạch cầu hạt càng tốt.

Dứa tăng cường hệ miễn dịch
Dứa tăng cường hệ miễn dịch

Có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Nhờ đặc tính chống viêm vì có chứa nhiều bromelain, dứa có thể làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Trong 1 cuộc nghiên cứu từ những năm đầu 1960, chất bromelain được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, các nhà khoa học đã xem xét về tính hiệu quả của bromelain trong việc điều trị viêm khớp.

Họ kết luận rằng enzyme tiêu hóa có chứa bromelain có tác dụng tương tự như các loại thuốc chữa viêm khớp thông thường.

Dứa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp
Dứa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Có thể giúp phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật hoặc sau khi tập thể dục

Nhờ vào đặc tính chống viêm của bromelain, dứa có thể giúp bạn khôi phục thể trạng sau khi tập thể dục và giảm thời gian hồi phục sau phẫu thuật.

Ngoài ra, bromelain còn giúp giảm viêm, sưng, bầm tím và đau thường xảy ra hậu phẫu thuật.

Một nghiên cứu đã chứng minh: so với người không dùng bromelain trước khi phẫu thuật nha khoa, thì ở những người dùng bromelain đã làm giảm cơn đau nhứctinh thần được ổn định hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã chỉ ra thêm: nếu cơ thể bổ sung enzyme tiêu hóa (bromelain) sau 45 phút tập thể dục trên máy chạy bộ, sẽ ít bị viêm hơn và phục hồi thể trạng nhanh chóng hơn.

Dứa có thể giúp phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật hoặc sau khi tập thể dục
Dứa có thể giúp phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật hoặc sau khi tập thể dục

Dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống

Dứa thơm ngon, rất ngọt nên tiện lợi và dễ dàng để bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn. Dứa được bán trái tươi trên thị trường hay đóng hộp và đông lạnh, bạn có thể thưởng thức các món ăn từ dứa như sinh tố, salad hay pizza.

Dứa dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống
Dứa dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống

Giảm nguy cơ và làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác

Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy rằng: mỗi ngày ăn khẩu phần có trái dứa thì sẽ có thể giảm được nguy cơ và làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh thường xảy ra do tuổi cao.

Dứa giảm nguy cơ và làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác
Dứa giảm nguy cơ và làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác

Có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn

Những người tiêu thụ nhiều quan trọng – được tìm thấy trong dứa, có thể ngăn ngừa được bệnh quan trọng.

Ngoài ra, có một nghiên cứu đã quan trọng rằng bromelain cũng góp phần làm giảm các triệu chứng hen suyễn

Dứa có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Dứa có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn

Có thể giúp giảm huyết áp

Tiêu thụ nhiều kali thông qua những loại rau củ và trái cây có hàm lượng kali cao như dứa có thể giúp làm giảm huyết áp.

Dứa có thể giúp giảm huyết áp
Dứa có thể giúp giảm huyết áp

Cải thiện sức khỏe làn da

Vitamin C trong dứa có thể giúp làn da không bị tổn thương dưới các tác nhân như ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giúp làm giảm nếp nhăn và cải thiện cấu trúc mịn màng cho da.

Ngoài ra, vitamin C có một vai trò quan trọng để hình thành collagen, đây là protein trong nhiều mô liên kết của da.

Dứa cải thiện sức khỏe làn da
Dứa cải thiện sức khỏe làn da

Tác hại của dứa

Mặc dù việc ăn dứa (thơm) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn tiêu thụ không đúng cách thì vẫn gây ra một số tác dụng phụ, như:

Gây dị ứng (rát lưỡi)

Enzyme bromelain có thể làm môi, lưỡi và nướu của bạn trở nên nhạy cảm, triệu chứng thường là bị rát lưỡi, nếu bạn ăn quá nhiều dứa.

Dứa gây dị ứng (rát lưỡi)
Dứa gây dị ứng (rát lưỡi)

Có thể gây sảy thai

Bromelain cũng được xếp vào hợp chất có tác dụng kích thích kinh nguyệt xảy ra. Do đó, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá nhiều dứa trong khẩu phần ăn, vì làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.

Dứa có thể gây sảy thai
Dứa có thể gây sảy thai

Gây tương tác thuốc

Đối với những người đang dùng thuốc điều trị như thuốc làm loãng máu, chống đông máu, thuốc mất ngủ hay chống trầm cảm thì nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ các sản phẩm từ dứa. Vì một số hợp chất của dứa sẽ giảm đi tính hiệu quả mà thuốc mang lại.

Dứa gây tương tác thuốc
Dứa gây tương tác thuốc

Rối loạn tim

Đây là trường hợp có thể gặp ở những người đang dùng thuốc để ức chế beta, vì nếu tiêu thụ dứa quá nhiều, đồng nghĩa với việc làm tăng nồng độ kali trong máu sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thuốc.

Dứa gây rối loạn tim
Dứa gây rối loạn tim

Không tốt cho thận

Do chứa kali nên việc tiêu thụ quá nhiều dứa cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của thận, nhất là những người đang bị bệnh thận.

Dứa không tốt cho thận
Dứa không tốt cho thận

Gây nôn, ợ chua

Các dấu hiệu ợ chuagây nôn thường gặp ở bệnh trào ngược dạ dày thực phẩm, hãy hạn chế việc ăn quá nhiều dứa vì có thể làm tăng các triệu chứng này.

Dứa gây nôn, ợ chua
Dứa gây nôn, ợ chua

 

 

Cách ăn dứa đúng cách và cách chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa

Cách ăn dứa đúng cách

  • Không nên ăn dứa đã bị dập nát vì sẽ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào quả dứa, có thể gây ngộ độc cho người ăn.
  • Các axit hữu cơ của dứa và bromelin sẽ tác động mạnh vào dạ dày khi ăn dứa lúc bụng đói và sẽ gây khó chịu cho dạ dày và hệ tiêu hoá.
  • Để không bị rát lưỡi khi ăn dứa trực tiếp, bạn nên gọt bỏ sạch hết mắt dứa và ngâm vào nước muối loãng để loại bỏ chất gây rát lưỡi, sau đó gây ức chế enzym phân giải protein.
  • Nhiệt sẽ tác động và giúp cho khả năng gây dị ứng của dứa không còn, vì thế với người bị dị ứng và trẻ nhỏ nên ăn dứa đã qua chế biến như các món xào, nấu canh,…
  • Không nên ăn dứa đối với những người có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ bị băng huyết,…

Cách chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa

Gọt bỏ sạch mắt dứa và ngâm vào nước muối loãng khoảng 10 phút trước khi ăn dứa bạn để không bị rát lưỡi và vị của dứa cũng sẽ trở nên thơm ngọt hơn.

Bạn hãy sơ chế thật sạch vỏ, bỏ mắt và ngâm vào nước muối loãng trước khi xào nấu, nhiệt sẽ giúp bạn loại bỏ được các dị ứng ngây rát lưỡi từ dứa.

Ngoài ra bạn cũng chỉ nên thưởng thức dứa với một lượng vừa phải để tránh bị rát lưỡi nhé.

chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa
chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa

Ăn dứa có nóng không?

Khá nhiều người nghĩ rằng: việc ăn dứa sẽ gây nóng cho cơ thể.

Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng vì dứa là một loại trái cây có tính bình, vị chua cho đến ngọt và nhất là có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cho cơ thể. Không những thế, hàm lượng chất xơ của dứa còn giảm thiểu được tình trạng bị táo bón.

Chính vì thế, có thể khẳng định việc ăn dứa không gây nóng cho cơ thể, trừ một số trường hợp do cơ địa và không cân đối chế độ ăn uống của người sử dụng, bạn nhé!

Ăn dứa có nóng không?
Ăn dứa có nóng không?

XEM THÊM:

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn về tác dụng của dứa, cũng như cách ăn dứa đúng cách và cách chữa rát lưỡi sau khi ăn dứa. Hi vọng KHOEPLUS24H đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về loại quả này!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan