Cẩm nang sức khỏeSức khỏe dinh dưỡngNước mía tốt không? 8 tác dụng của nước mía với sức khỏe và...

Nước mía tốt không? 8 tác dụng của nước mía với sức khỏe và lưu ý khi uống

0
(0)

Nước mía có vị ngọt, lại càng trở nên thơm ngon khi được kết hợp với tắc, dứa hoặc bất kì hương vị của một loại trái cây nào đó phù hợp. Vậy uống nước mía có tốt như bạn tưởng? Hãy cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu rõ hơn về công dụng của nước mía với sức khỏe ra sao nhé!

Nước mía là gì?

Nước mía được ép từ cây mía

Mía tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (tên khoa học là Saccharum), bên cạnh lau, lách. Nó có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới, ôn đới ấm áp của Ấn Độ, Đông Nam Á và New Guinea.

Đặc điểm của mía là phần thân to mập được chia thành nhiều đốt, giữa các đốt các mắtmía chứa nhiều đường saccarozo. Độ cao của cây trong khoảng từ 2 – 6m.

Cây mía
Cây mía

mía hàm lượng đường được tập trung nhiều nhất ở phần gốc để nuôi dưỡng cây và do sự bốc hơi nước diễn ra ở lá nên ở phần ngọn cây mía luôn thường nhiều nước hơn phần gốc, để đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ nước cho lá. Vì vậy, khi ăn phần ngọn mía sẽ có vị nhạt hơn là phần gốc.

2 loại mía phổ biến trên thị trường:

  • Mía xanh: có vỏ mỏng hơn mía tímthân có màu xanh lá. Mía xanh có tính hàn lạnh nên những người có bệnh liên quan đến lá lách hay dạ dày nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình.
  • Mía tím: có vỏ dày hơn mía xanh, thân cây có màu tím. Trong mía tím chứa hàm lượng đường saccarozo thấp hơn mía xanh. Về hương vị thì mía tím ăn sẽ ngon hơn mía xanh vì có vị ngọt giòndễ ăn hơn mía xanh.
Mía tím và mía xanh
Mía tím và mía xanh

Nước mía là gì?

Nước mía là một loại nước ép được tạo ra bằng cách ép cây mía (sau khi gọt vỏ).

Nước mía không phải là đường nguyên chất, vì nó chứa khoảng 70 – 75% nước, 10 – 15% chất xơ13 – 15% đường ở dạng saccarozo (cấu trúc giống như đường ăn).

Nước mía giá thành rẻ và có tác dụng giải nhiệt nên rất hay được sử dụng vào mùa hè hoặc khi thời tiết oi bức. Hơn nữa, người ta cũng có thể ép mía cùng với một loại trái cây khác như tắc, cam, dứa,… để tạo ra hương vị đặc biệt.

Không những thế, nước mía còn được sử dụng để chế biến ra thành đường mía, đường nâu, mật mía, thậm chí cả đường thốt nốtrượu rum. Ở Brazil, nước mía sẽ được lên men và dùng làm ra một loại rượu – gọi là cachaca.

Nước mía
Nước mía

Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Nước mía chứa nhiều đường, chất xơ cùng với hàm lượng vitaminkhoáng chất đáng kể. Ngoài ra, nó còn chứa thêm các chất chống oxy hóa như phenolicflavonoid có lợi cho sức khỏe.

Trung bình mỗi cốc khoảng 240ml nước mía gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 183 calo
  • Đường: 50gr
  • Chất xơ: dao động từ 0 – 13gr

Có thể thấy chỉ 1 cốc (240ml) nước mía tương đương khoảng 12 muỗng cà phê đường. Nước mía là loại đồ uống có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng vẫn tồn tại tổng lượng đường huyết cao (GL), đồng nghĩa với việc nước mía sẽ tác động rất lớn đến hàm lượng đường trong máu của người dùng.

Thành phần dinh dưỡng của nước mía
Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Uống nước mía có tốt không? Tác dụng của nước mía với sức khỏe

Nhìn chung, việc uống nước mía mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn sử dụng với liều lượng phù hợp. Chẳng hạn, một số công dụng nổi bật mà nước mía mang lại cho người dùng như sau:

Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Nước mía giúp cho cơ thể cảm thấy khỏe hơn nhờ tiếp thêm phần năng lượng trong thời gian ngắn. Đồng thời, khi uống nước ép này còn giúp cho cơ thể tránh được tình trạng mất nước vì các loại đường trong mía sẽ được hấp thụ dễ dàng, giúp lượng đường tăng tự nhiên trong cơ thể.

Nước mía cung cấp nguồn năng lượng dồi dào
Nước mía cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Tăng cường chức năng gan

Khi gan hoạt động không tốt sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật, ở tình trạng nhẹ sẽ gây ra bệnh vàng da thường gặp ở nhiều người. Nước mía có khả năng duy trì nồng độ glucose, hỗ trợ giảm nhẹ một số bệnh liên quan đến gan như vàng da và giúp cơ thể được phục hồi nhanh chóng.

Hơn nữa, nước mía còn cung cấp thêm một số chất điện giải như kali ngăn chặn trường hợp gan hoạt động quá sức.

Nước mía tăng cường chức năng gan
Nước mía tăng cường chức năng gan

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Nước mía có tính kiềm vì chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kali, mangan và magie. Ngoài ra, nó cũng chứa hợp chất flavonoid có đặc tính chống oxy hóa cao nên có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, như ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Nước mía ngăn ngừa bệnh ung thư
Nước mía ngăn ngừa bệnh ung thư

Giúp thanh lọc thận

Nước mía hầu như không chứa bất kì chất béo nào và ít natri nên có thể duy trì sức khỏe của thận, nhờ đó mà cơ thể thanh lọc được nhiều độc tố và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Nước mía giúp thanh lọc thận
Nước mía giúp thanh lọc thận

Làm đẹp da

Nước mía chứa axit alpha hydroxyl (viết tắt là AHA) có khả năng duy trì sức khỏe làn da, chống lão hóa, ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện và dưỡng ẩm cho da. Vì thế, nếu uống nước mía với lượng vừa phải bạn sẽ có làn da khỏe mạnh và trẻ đẹp.

Nước mía làm đẹp da
Nước mía làm đẹp da

Giảm đau do một số bệnh

Pha nước mía với nước dừa để uống rất tốt để cải thiện tình trạng nóng rát của bệnh nhân các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.

Nước mía giảm đau do một số bệnh
Nước mía giảm đau do một số bệnh

Cải thiện mùi hôi răng miệng

Vì chứa nhiều chất khoáng phốt pho và canxi, nước mía còn hỗ trợ củng cố men răngkhắc phục được chứng hôi răng miệng do thiết hụt hai chất dinh dưỡng này.

Nước mía cải thiện mùi hôi răng miệng
Nước mía cải thiện mùi hôi răng miệng

Người bệnh tiểu đường có nên uống nước mía không

Giống như các loại đồ uống nhiều đường khác, nước mía là một lựa chọn không nên nếu bạn bị tiểu đường.

Lượng đường khổng lồ có trong nước mía có thể làm tăng dường huyết của bạn một cách nhanh chóng và nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên tránh hoàn toàn đồ uống này.

Tuy có một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng nước mía có thể có tác dụng chống bệnh tiểu đường, nhưng đây vẫn chỉ là nghiên cứu trong ống nghiệm, vẫn phải cần có nhiều bằng chứng chứng thực hơn.

Nếu bạn vẫn thích uống ngọt thì có thể sử dụng đường từ trái cây để thay thế, hoặc các thức uống có trong danh sách thực phẩm cho người tiểu đường vì có chỉ số đường huyết thấp.

Người bệnh tiểu đường có nên uống nước mía không
Người bệnh tiểu đường có nên uống nước mía không

Lưu ý khi uống nước mía

Nhìn chung, nước mía không chỉ là loại đồ uống giải khát ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu như bạn sử dụng với hàm lượng vừa phải. Vì thế hãy lưu ý thêm một số vấn đề mà KHOEPLUS24H xin nhắc nhở như sau:

  • Không nên để nước mía quá lâu bên ngoài hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp, vì môi trường của nước mía khiến cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, gây nhiễm khuẩn thực phẩm.
  • Tránh mua nước mía ở những nơi không đảm bảo vệ sinhdễ làm cho cơ thể bị tiêu chảy hoặc bệnh Chagas.
  • Tránh uống nước mía để ở nhiệt độ phòng quá 15 phút vì khoảng thời gian ấy rất có thể vi khuẩn đã phát triển, làm ảnh hưởng đến ruột và dạ dày của người uống.
  • Tránh uống quá nhiều nước mía, chỉ nên uống mỗi ly (dưới 240ml) nước mía mỗi ngày.
Lưu ý khi uống nước mía
Lưu ý khi uống nước mía

Xem thêm:

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết được việc uống nước mía có tốt không? 7 tác dụng của nước mía với sức khỏe ra sao rồi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan