Cẩm nang sức khỏeĐậu thận là đậu gì? Tác dụng của đậu thận và các lưu ý...

Đậu thận là đậu gì? Tác dụng của đậu thận và các lưu ý khi dùng

0
(0)

Đậu thận có phải là đậu đỏ hay không? Hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Khoeplus24h bật mí thêm cho bạn về đậu thận đỏ là đậu gì? Tác dụng của đậu thận và các lưu ý khi dùng loại đậu này để tốt cho sức khỏe ra sao nhé!

Đậu thận là đậu gì?

Đậu thận, còn gọi là đậu tây, có tên khoa học là Phaseolus vulgaris, thường hay bị nhầm lẫn với đậu đỏ. Sở dĩ gọi là đậu thận vì loại đậu này có hình dạng và màu sắc trông như quả thận của con người. Đậu thận có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ và Mexico.

Phân loại đậu thận

Đậu thận hiện tại có 4 loại mà bạn có thể bắt gặp trên thị trường như sau:

  • Đậu thận đỏ, tên tiếng Anh là red kidney bean hoặc common kidney bean.
  • Đậu thận đốm đỏ, tên tiếng Anh là red speckled kidney bean hoặc long shape red speckled kidney bean.
  • Đậu thận đốm sáng, gọi bằng tên tiếng Anh là light speckled kidney bean hoặc long shape light speckled kidney bean.
  • Đậu thận trắng, có tên tiếng Anh là white kidney bean.

Đậu thận thường được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống của Ấn Độ, miền nam của tiểu bang Louisiana (ở Trung Nam Hoa Kỳ), Tây Ban Nha, Hà Lan và Indonesia.

Phân loại đậu thận
Phân loại đậu thận

Thành phần dinh dưỡng của đậu thận

Đậu thận cũng như các loại đậu khác, đều là nguồn cung cấp chất đạm thực phẩmchất xơ có lợi cho sức khỏe cùng với hàm lượng vitamin và khoáng chất khác.

Cụ thể, với mỗi 100g đậu thận gồm các chất dinh dưỡng như sau:

Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều loại vitamin B, như 0.051mg vitamin B2, 0.106mg vitamin B6,… và các loại khoáng chất: 26mg canxi, 2.74mg sắt, 375mg kali,…

Thành phần dinh dưỡng của đậu thận
Thành phần dinh dưỡng của đậu thận

Tác dụng của đậu thận

Điều hòa lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính, phổ biến nhất là bệnh tim. Vì thế, việc điều chỉnh và kiểm soát hàm lượng đường trong máu sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh và đậu thận có thể giúp bạn điều đó.

Đậu thận chứa nhiều protein, chất xơ và hàm lượng carbs đáng kể, đặc biệt loại đậu này nằm trong danh sách thực phẩm có chỉ số GI thấp – nghĩa là sau khi bạn dùng đậu thận sẽ không gây ra tình trạng làm tăng lượng đường trong máu mà vẫn hấp thụ được tốt chất đạm và chất xơ.

Thực tế cho thấy: việc dùng các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể cải thiện hàm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thậm chí, ở những người khỏe mạnh khi bổ sung chế độ ăn uống gồm có đậu thận cũng sẽ mang lại hiệu quả tương tự, đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Điều hòa lượng đường trong máu
Điều hòa lượng đường trong máu

Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất

Đậu thận chứa nhiều loại vitaminkhoáng chất cần thiết cho cơ thể, như:

  • Molypden: là một nguyên tố vi lượng thường được tìm thấy trong các loại hạt, đậu và ngũ cốc.
  • Folate, còn gọi là vitamin B9 hay axit folic, tốt cho sự phát triển của não và tủy sống của thai nhi.
  • Sắt, giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như tạo ra tế bào hồng cầu, phòng tránh bệnh thiếu máu.
  • Đồng, là khoáng chất có hoạt tính chống oxy hóa, giúp cơ thể phòng chống nhiều bệnh mãn tính.
  • Kali, khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Vitamin K1, còn gọi là phylloquinone, có vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu.
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất

Hỗ trợ giảm cân

Nhờ chứa hàm lượng chất xơ và protein đáng kể, đậu thận có thể giúp bạn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Theo kết quả trên 30 người lớn béo phì trong một nghiên cứu kéo dài 2 tháng, khi áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân thì việc dùng đậu thận cùng với các loại đậu khác khoảng 4 lần/tuần mang lại hiệu quả giảm cân nhiều hơn so với chế độ ăn kiêng không có đậu.

Không những thế, chất kháng dinh dưỡng có trong đậu thận, chính là nguyên nhân làm giảm hoặc trì hoãn quá trình tiêu hóa cũng như việc hấp thụ carbs từ đường tiêu hóa.

Nhờ đó mà cơ thể bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả. Tuy nhiên, việc đun sôi đậu thận sẽ làm mất đi hoạt tính của các chất kháng dinh dưỡng vốn có trong đậu.

Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân

Phòng chống ung thư ruột kết

Nhiều nghiên cứu chứng minh việc ăn các loại đậu, gồm cả đậu thận đều có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, như ung thư ruột kết.

Cụ thể, tinh bột kháng chất xơ không hòa tan alpha-galactoside, sẽ không được tiêu hóa xuống ruột kết, thay vào đó chúng sẽ được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột để tạo ra các axit béo béo chuỗi ngắn có lợi cho sức khỏe ruột kết, gồm cả việc phòng chống ung thư ruột kết.

Phòng chống ung thư ruột kết
Phòng chống ung thư ruột kết

Các lưu ý khi dùng đậu thận

Ngoài những tác dụng có lợi cho sức khỏe, đậu thận cũng có thể gây hại cho cơ thể nếu như bạn sử dụng đậu thận không đúng cách. Hãy lưu ý một số vấn đề sau:

Không ăn đậu thận sống vì có tính độc

Đậu thận có chứa khá nhiều chất độc so với các giống đậu khác. Vì thế, bạn hãy ngâm nước và đun sôi đậu khoảng 10 phút (làm chín) trước khi ăn.

Việc ăn đậu thận sống rất nguy hiểm, vì nó chứa một lượng lớn phytohaemagglutinin, gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng nặng khác. Do đó, việc ngâm và nấu kĩ đậu sẽ loại bỏ được nhiều độc tố.

Mách bạn: Nên ngâm đậu thận trong nước ít nhất 5 tiếng và đun sôi đậu ở nhiệt độ 100 độ C với thời lượng ít nhất 10 phút.

Không ăn đậu thận sống vì có tính độc
Không ăn đậu thận sống vì có tính độc

Nấu chín kỹ và đúng cách để loại bỏ chất kháng dinh dưỡng

Việc nấu kĩ đậu thận không chỉ loại bỏ được độc tố mà còn gồm cả chất kháng dinh dưỡng – đây là nguyên nhân làm cho các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bị hấp thụ chậm vào cơ thể. Ví dụ:

  • Axit phytic (còn gọi là phytate) làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất như sắt và kẽm.
  • Protease, đây là chất ức chế sự hoạt động của các chức năng enzym tiêu hóa, làm giảm đi quá trình tiêu hóa của protein.
  • Alpha-amylase, cũng là chất ức chế, làm giảm đi sự hấp thụ carbs từ đường tiêu hóa.

Ngoài ra, quá trình lên men và nảy mầm của đậu thậm còn có thể làm giảm đi hàm lượng chất kháng dinh dưỡng vốn có.

Nấu chín kỹ và đúng cách để loại bỏ chất kháng dinh dưỡng
Nấu chín kỹ và đúng cách để loại bỏ chất kháng dinh dưỡng

Không ăn quá nhiều vì dễ bị đầy hơi

Do có chứa chất xơ không hòa tan (alpha-galactosides), thuộc nhóm FODMAP, nên việc ăn đậu thận có thể làm cho các triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích (IBS) trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, nếu ăn quá nhiều ở người khỏe mạnh dễ gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu và đầy hơi.

Không ăn quá nhiều vì dễ bị đầy hơi
Không ăn quá nhiều vì dễ bị đầy hơi

Các món ngon từ đậu thận

Sữa đậu thận

Cùng đổi khẩu vị với ly sữa đậu thận thơm ngon, nóng hổi. Vị sữa ngọt thơm kết hợp với hương vị đặc trưng của đậu thận. Chắc chắn khiến bạn có một ngày tràn đầy năng lượng.

Sữa đậu thận
Sữa đậu thận

Đậu thận hầm rau củ

Thay đổi khẩu vị gia đình với sự kết hợp độc đáo từ đậu thận và rau củ. Món ăn vừa thơm mềm lại ngọt nước, không những thanh mát mà còn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Còn chần chờ gì mà không vào bếp ngay nào!

Đậu thận hầm rau củ
Đậu thận hầm rau củ

Chè đậu thận

Nếu bạn đã quá quen thuộc với các món chè đậu truyền thống thì hãy thử “phá cách” với món chè đậu thận này nhé.

Chè đậu thận
Chè đậu thận

Xem thêm:

Như vậy, Khoeplus24h đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đậu thận đỏ là đậu gì? Tác dụng của đậu thận và các lưu ý khi dùng ra sao rồi đấy. Đến với chuyên mục Mẹo vào bếp, bạn sẽ có được nhiều thông tin thú vị về thực phẩm hơn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan