Sức khỏe thể thaoChạy bộNguyên nhân đau sốc hông là gì? Cách chạy bộ không bị sốc hông...

Nguyên nhân đau sốc hông là gì? Cách chạy bộ không bị sốc hông mà bạn nên biết

Sốc hông là tình trạng dễ gặp phải khi chúng ta chạy bộ không đúng cách. Mức độ đau khi xóc hông là khác nhau. Vì vậy, nhiều bạn tìm hiểu về các cách chạy bộ không bị sốc hông. Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sốc hông là gì?

Sốc hông là hiện tượng đau thắt đột ngộthông và bụng khi vận động. Người mắc bệnh này không thể đứng thẳng hay tiếp tục các hoạt động đang thực hiện. Tùy vào nguyên nhân gây sốc mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, dài hay ngắn hạn.

Sốc hông là hiện tượng đau thắt đột ngột ở hông và bụng khi vận động
Sốc hông là hiện tượng đau thắt đột ngột ở hông và bụng khi vận động

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc hông

Khi bị sốc hông, người bệnh có những biểu hiện sau:

  • Đau thắt ở bụng và hông. Khi vận động thì cơn đau đột ngột và nghiêm trọng.
  • Người bệnh không thể đứng thẳng hay tiếp tục các hoạt động đang thực hiện khi đang đau và co thắt.
  • Đau giảm nhẹ theo thời gian hoặc đau âm ỉ
  • Đau kèm cảm giác khó thở hay nhịp tim thở nhanh
  • Đau tăng khi tiếp tục vận động và giảm đau nhanh khi nghỉ ngơi.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc hông
Dấu hiệu nhận biết tình trạng sốc hông

Các nguyên nhân gây sốc hông khi chạy bộ

Những người thường chạy bộ truyền tai nhau những nguyên nhân sốc hông như sau:

  • Bị sốc hông sau khi ăn do chạy bộ ngay
  • Bỏ qua bước khởi động trước khi chạy bộ
  • Uống đồ uống ngọt
  • Cột sống có độ cong hay vẹo cột sống
  • Thở “nông” là cách thở chỉ thở tới ngực mà không hít thở xuống bụng làm cơ thể bị thiếu oxy. Đây là tình trạng phổ biến của những người mới tập chạy bộ.
  • Chạy quá nhanh ngay khi bắt đầu
  • Trước khi chạy uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến sốc hông
  • Thời tiết lạnh cũng khiến bạn dễ bị sốc hông hơn khi khởi động không đủ nhiều.
Các nguyên nhân gây sốc hông khi chạy bộ
Các nguyên nhân gây sốc hông khi chạy bộ

Làm thế nào để hết đau sốc hông khi chạy bộ?

Có nhiều tips nhỏ giúp bạn khắc phục tình trạng sốc hông khi chạy bộ. Nếu bạn không muốn bị cơn đau sốc khi chạy thì hãy áp dụng những cách sau:

  • Khi bị sốc hông bạn nên ấn nhẹ vào nơi đó, điều này sẽ giúp bạn giảm đau một chút.
  • Sau đó, bạn hãy thử thay đổi cách hít thở
  • Bạn cũng nên thử thay đổi nhịp tim thở với nhịp sải chân
  • Nếu tình trạng vẫn không chấm dứt thì bạn nên ngừng chạy bộ ngay lập tức và bạn chuyển sang đi bộ nhanh hoặc đi bộ cho đến khi hết đau rồi bạn có thể tiếp tục chạy.
Khi sốc hông bạn có thể ấn nhẹ vào bơi đó
Khi sốc hông bạn có thể ấn nhẹ vào bơi đó

Cách chạy bộ không bị sốc hông

Những điều nên thực hiện

Những điều nên thực hiện để chạy bộ không bị sốc hông:

  • Bạn chỉ nên uống nước tinh khiết không được uống nước có đường kể cả soda và các loại nước điện giải trước khi chạy.
  • Trong suốt quá trình chạy, bạn nên uống nước từng cụm nhỏ, không uống nhiều cùng một lúc. Để hạn chế nguy cơ khát nước và uống nhiều bạn nên tự nhắc nhở bản thân uống nước sau 1km hoặc chạy bộ sau 10 phút.
  • Thở đều và đúng cách sẽ giúp bạn tránh đau sốc hông hiệu quả. Hít vào và thở ra bằng miệng, cố gắng hít thật sâu vào bụng chứ không chỉ tới ngực.
  • Trường hợp bạn đói thì chỉ nên ăn uống nhẹ trước 30 phút. Hoặc bạn cần đảm bảo đã ăn bữa đầy đủ trước 2 tiếng, sau đó mới chạy bộ.
  • Tập thở theo các bài tập thở trong bộ môn yoga. Đây là 1 cách tốt để học điều tiết hơi thở cho đúng.
Những điều nên thực hiện để chạy bộ không bị sốc hông
Những điều nên thực hiện để chạy bộ không bị sốc hông

5Những điều không nên thực hiện

Bạn không nên thực hiện những điều sau để chạy bộ không bị sốc:

  • Ăn và uống trước khi chạy
  • Chạy ngay mà không làm nóng khởi động sẽ làm cơ thể bị sốc hông hoặc các tính trạng khác như chuột rút, căng cơ.
  • Chạy trong thời tiết lạnh và mặc không đủ ấm. Thời tiết lạnh sẽ làm việc hít thở sâu khó khăn. Vì vậy cần đội nón hoặc áo khoác, khăn quàng cổ phù hợp với thời tiết nơi bạn sống.
  • Chạy với tư thế gù lưng: Tư thế sau cũng làm cản trở việc hít thở. Bạn nên tập trung vào dáng chạy chuẩn để việc hít thở hiệu quả hơn.
Những điều không nên thực hiện để tránh bị sốc hông
Những điều không nên thực hiện để tránh bị sốc hông

Xem thêm các chủ đề liên quan đến hoạt động chạy

Bài viết trên là một số cách chạy bộ không bị sốc hông. Hy vọng bạn sẽ tránh được những tổn thương trong quá trình tập luyện. Hãy cùng chờ đón bài viết đầy thú vị và hấp dẫn tiếp theo nhé!

Bài viết liên quan