Cẩm nang sức khỏeSức khỏe dinh dưỡngVitamin 3B có tác dụng gì? Liều dùng và cách sử dụng

Vitamin 3B có tác dụng gì? Liều dùng và cách sử dụng

Có rất nhiều loại vitamin cần thiết bổ sung cho cơ thể. Trong đó, có thể kể đến là vitamin 3B, tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi và điều trị một số bệnh lý khác. Vậy vitamin 3B có tác dụng gì, cách sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết bên dưới nhé!

Vitamin 3B có tác dụng gì?

Vitamin 3B tạo thành bởi sự kết hợp của ba loại vitamin thuộc nhóm B bao gồm B1, B6 và B12. Trên thị trường ngày nay, sản phẩm vitamin 3B có thể được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nang mềm, thuốc tiêm, và cả các loại thực phẩm chức năng.

Chức năng chính của vitamin 3B là cung cấp cơ thể các dưỡng chất vitamin nhóm B cần thiết. Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu mà người dùng sẽ được bác sĩ chỉ định loại vitamin 3B có hàm lượng phù hợp.

Vitamin 3B là một loại chế phẩm chứa hàm lượng vitamin B1, B6, B12 khác nhau
Vitamin 3B là một loại chế phẩm chứa hàm lượng vitamin B1, B6, B12 khác nhau

Mỗi loại Vitamin B1 – B6 – B12 có công dụng gì?

Vitamin B1 (Thiamine)

Vitamin B1 (Thiamine) là một trong những loại vitamin quan trọng và cần thiết với cơ thể, giúp chuyển hóa thức ăn mà bạn hấp thu thành năng lượng, tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch và thần kinh.

Nếu thiếu vitamin B1, cơ thể có thể mắc một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc sử dụng thêm các dạng thực phẩm chức năng.

Vitamin B1 (Thiamine) giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch và thần kinh
Vitamin B1 (Thiamine) giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch và thần kinh

Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 (Pyridoxine) đóng vai trò chuyển hóa các chất là protein, chất béo và carbohydrate, có lợi cho hệ thần kinh, gan và cả bộ phận như da, móng, tóc. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, cải thiện tình trạng ốm nghén, căng thẳng và một số bệnh lý về mắt.

Bạn cần chủ động bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm hằng ngày và các loại thực phẩm chức năng vì cơ thể không thể tự tổng hợp loại vitamin này.

Vitamin B6 giúp chuyển hóa các chất là protein, chất béo và carbohydrate, có lợi cho hệ thần kinh, gan và cả bộ phận như da, móng, tóc
Vitamin B6 giúp chuyển hóa các chất là protein, chất béo và carbohydrate, có lợi cho hệ thần kinh, gan và cả bộ phận như da, móng, tóc

Vitamin B12 (Cobalamin)

Vitamin B12 hay tên gọi là cobalamin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất DNA và tế bào máu, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh cũng như duy trì chức năng não bộ hoạt động bình thường.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, tổn thương thần kinh. Cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 cho cơ thể như hải sản, thịt động vật, gia cầm và chế phẩm từ sữa.

Vitamin B12 giúp duy trì sự ổn định của quá trình trao đổi chất, sản xuất DNA và tế bào máu
Vitamin B12 giúp duy trì sự ổn định của quá trình trao đổi chất, sản xuất DNA và tế bào máu

Liều dùng vitamin 3B và những điều cần lưu ý

Cách uống vitamin 3B

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc vitamin 3B. Đối với thuốc dạng viên uống, bạn nên uống trực tiếp với nước lọc. Không có quy định gì về thời gian uống nhưng nếu được thì nên uống vào buổi sáng trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc vitamin 3B
Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc vitamin 3B

Liều dùng vitamin 3B đúng cách

Tùythuộc vào mục đích sử dụng, độ tuổi cũng như sức khỏe của người dùng, liều lượng vitamin B3 sẽ có sự điều chỉnh khác nhau. Thông thường, liệu lượng dùng vitamin 3B cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên là:

  • Đối với dạng thực phẩm chức năng, mỗi lần nên uống 1 viên, ngày uống 2 lần.
  • Đối với dạng thuốc, nên uống theo chỉ định của bác sĩ, 1 lần uống 1 – 2 viên, ngày uống 2 lần.
  • Liều dùng của trẻ em có thể bằng 1/2 của người lớn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho con nhé!
  • Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ hoặc nghi ngờ dị ứng, hãy ngừng ngay lập tức và đến bệnh viện ngay lập tức.
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, độ tuổi cũng như sức khỏe của người dùng, liều lượng vitamin B3 sẽ có sự khác nhau
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, độ tuổi cũng như sức khỏe của người dùng, liều lượng vitamin B3 sẽ có sự khác nhau

Chống chỉ định sử dụng vitamin 3B

Chống chỉ định sử dụng cũng là một trong những thông tin mà bạn cần chú ý nếu có dự định sử dụng vitamin B3. Các đối tưởng không được sử dụng gồm:

  • Những người mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Người bị khối u ác tính vì vitamin B12 sẽ làm u ác tính phát triển nhanh hơn.
  • Những bệnh nhân có cơ địa dị ứng như hen, eczema cần cẩn thận hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chống chỉ định sử dụng cũng là một trong những thông tin mà bạn cần chú ý nếu có dự định sử dụng vitamin B3
Chống chỉ định sử dụng cũng là một trong những thông tin mà bạn cần chú ý nếu có dự định sử dụng vitamin B3

Bổ sung Vitamin 3B (B1 – B6 – B12) bằng cách nào?

Bạn có thể bổ sung các loại vitamin 3B (B1 – B6 – B12) qua thực phẩm ăn mỗi ngày. Để cơ thể hấp thu đầy đủ các nhóm chất, bạn cần phối hợp đa dạng:

  • Vitamin B1 thường có nhiều trong nấm mỡ, hạt lanh, hạt vừng, hạt hướng dương, cá trích, măng tây, đậu xanh, cải bó xôi,
  • Vitamin B6 thì thường có nhiều trong thịt, cá, gan hoặc các loại rau củ như ớt chuông, mâm xôi, đậu Hà Lan, bông cải, khoai tây nướng nguyên vỏ,…
  • Còn vitamin B12 thường có hàm lượng lớn trong gan động vật, hải sản, cá biển, thịt bò, phô mai, sữa và sữa chua.
  • Bên cạnh các thực phẩm hằng ngày, bạn cũng có thể bổ sung vitamin 3B bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng.
Bạn có thể bổ sung các loại vitamin 3B (B1 - B6 - B12) qua thực phẩm bạn ăn mỗi ngày
Bạn có thể bổ sung các loại vitamin 3B (B1 – B6 – B12) qua thực phẩm bạn ăn mỗi ngày

Xem thêm

Vậy là bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin quan trọng về cách sử dụng vitamin 3B cũng như vitamin 3B có tác dụng gì. Hy vọng những kiến thức bên trên sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng về loại vitamin này để có kế hoạch kiểm tra và bổ sung đầy đủ cho cơ thể nhé!

Bài viết liên quan