Lá tía tô là loại lá không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam ta. Ngoài sử dụng trong thực phẩm, lá tía tô còn được y dược xem là bài thuốc tốt với rất nhiều công dụng. Vậy hôm nay hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu xem uống lá tía tô có tác dụng gì nhé!
Lá tía tô là gì?
Là loại cây thân mềm, cao từ 0.5 – 1m. Lá mọc đối xứng, mép có răng cưa, màu tím ở mặt dưới, đôi khi có màu nâu hoặc xanh ở cả hai mặt và có lông.
Hoa nhỏ mọc thành từng chùm ở đầu các cành đối diện màu trắng hoặc tím. Toàn cây có mùi thơm và nhiều lông.
Tía tô được trồng và sử dụng rộng rãi như một loại gia vị và thuốc.
Toàn bộ cây, không kể rễ, gồm lá (thu hái trước khi cây ra hoa), cành (thu hái khi hết lá) và quả (đối với cây ăn quả) của tía tô đều được sử dụng.

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?
Giúp hạ sốt
Lá tía tô rất nổi tiếng trong đông y, có tác dụng chữa cảm mạo, giúp ra mồ hôi và loại bỏ độc tố rất tốt. Đối với cảm sốt, ta dùng lá tía tô hấp với sả và nhũ hương, đắp chăn cho mồ hôi thải độc trong 10 đến 15 phút. Bạn cũng có thể dùng lá tía tô để nấu cháo giải bệnh.

Làm trắng da, ngăn ngừa lão hoá
Vitamin A, C và các khoáng chất chống oxy hóa trong tía tô không chỉ là vị thuốc của y học cổ truyền mà còn giúp loại bỏ tế bào chết, làm sáng và đều màu da. Rửa sạch và phơi khô lá tía tô mua về, pha với nước uống hay cắt nhỏ hòa vào nước tắm.

Giảm mề đay, mẩn ngứa
Đối với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa ngoài da, bạn có thể pha nước lá tía tô uống như cách trên, đồng thời để đẩy nhanh hiệu quả, dùng bã lá tía tô đắp lên vùng bị ngứa rất có thể giảm ngứa.

Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Hoạt chất glucosamin và tanin có trong lá tía tô có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và tăng cường khả năng làm lành vết thương ở dạ dày. Nếu bạn có các triệu chứng như trào ngược hoặc đau dạ dày, hãy nhai và nuốt một vài lá tía tô với muối hồng.

Tốt cho người bị bệnh gout
Trong lá tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm xanthine oxidase, loại men tạo ra axit uric trong máu gây ra bệnh gút. Ngoài việc uống nước lá tía tô, bạn hãy giã nát lá tía tô và băng cố định khớp. Để giảm cơn đau về đêm, hãy ngâm chân với nước ấm pha lá tía tô.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Vị cay ấm của lá tía tô cùng nhiều tinh dầu kháng khuẩn có thể làm dịu cơn hen suyễn ở cả người lớn và trẻ em. Đối với bệnh hen suyễn, bạn cho một nắm lá và hạt tía tô vào nước sôi, đun sôi khoảng 10 phút rồi vớt ra, uống thường xuyên hàng ngày.

Giúp giảm cân
Lá tía tô có chứa axit alpha-linolenic làm giảm cholesterol, chất xơ trong lá hỗ trợ chức năng đường ruột và tạo điều kiện giảm cân. Cho 1 nắm lá tía tô vào nước sôi, hạ nhỏ lửa, đun trong 5 phút. Uống một cốc nước tía tô trước bữa ăn 30 phút mỗi ngày để giảm cân.

Chống ung thư
Lá tía tô rất giàu luteolin. Thành phần này có bản chất tương tự như chất chống oxy hóa flavonoid. Ngoài ra tía tô cũng rất giàu hợp chất triterpen và axit rosmarinic. Những chất này đã được kiểm tra chứng có thể chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.

Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
- Chuẩn bị lá tía tô (200g), chanh ( 1 quả), muối (½ muỗng).
- Rửa sạch lá tía tô và cắt thành từng khúc bằng đốt ngón tay.
- Cho lá vào 2 lít nước sôi, sau 20 phút tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa.
- Cho ½ muỗng muối và vắt chanh vào, lưu ý là bỏ cả vỏ chanh vào nồi nước.

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô
- Dùng tía tô lâu ngày có thể gây mệt mỏi, kém ăn, choáng váng,…
- Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
- Người nhiều mồ hôi, bị cảm nóng không nên dùng lá tía tô.

Xem thêm:
- Tác dụng của tía tô đối với sức khỏe và các lưu ý khi dùng
- Ăn rau sống nhiều có tốt không? Những lợi ích khi ăn rau sống
- Các lợi ích của la hán quả đối với sức khỏe và những điều cấm kỵ khi sử dụng
Trên đây là tác dụng của nước lá tía tô, cách nấu nước và lưu ý khi sử dụng lá tía tô. Hy vọng các bạn đã giải đáp đước câu hỏi “uống nước lá tía tô có tác dụng gì?” và sử dụng chúng một cách hợp lý cho sức khỏe nhé!