Cẩm nang sức khỏeBà bầu ăn quả kiwi có tốt không? Tổng hợp tác dụng của quả...

Bà bầu ăn quả kiwi có tốt không? Tổng hợp tác dụng của quả kiwi với bà bầu

0
(0)

Kiwi có từ vị chua cho đến vị ngọt đậm đà, là loại trái cây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Cụ thể, bà bầu ăn quả kiwi có tốt không? KHOEPLUS24H sẽ giúp bạn tổng hợp tác dụng của quả kiwi với bà bầu ra sao trong chuyên mục Mẹo vào bếp lần này!

Bà bầu ăn quả kiwi có tốt không?

Nhìn chung, bà bầu ăn quả kiwi tốt cho sức khỏe của người mẹ và kể cả đứa trẻ trong bụng. Kiwi là loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ New Zealand và Trung Quốc.

Kiwi không chứa bất kì thành phần cholesterol nào cũng như chứa rất ít lượng chất béo và đường. Trái lại, kiwi rất giàu vitamin C, vitamin Kvitamin B9. Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chia sẻ cứ mỗi quả kiwi kích thước trung bình (69gr) cung cấp khoảng:

  • Năng lượng: 42.1 calo
  • Chất béo: 0.3gr
  • Carbs: 10gr
  • Chất xơ: 2gr
  • Vitamin C: 64mg
  • Vitamin B9: 17.2mcg
  • Vitamin K: 27.8mcg

Ngoài ra, kiwi còn chứa omega 3 cùng với các chất chống oxy hóa như beta carotene, luteinzeaxanthin. Đặc biệt, hàm lượng vitamin B9 trong kiwi là loại vitamin có khả năng hỗ trợ sự phát triển não bộ và nhận thức của thai nhi, nhất là ngăn ngừa bệnh khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Bà bầu ăn quả kiwi có tốt không?
Bà bầu ăn quả kiwi có tốt không?

Tác dụng của quả kiwi với bà bầu

Thói quen sử dụng kiwi trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ đem lại lợi ích khác nhau theo từng giai đoạn mang thai của người phụ nữ. Cụ thể:

Trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thành phần vitamin B9, vitamin Ccanxi trong quả kiwi rất có lợi cho 3 tháng đầu của thai kỳ.

Với vitamin B9 được các nhà nghiên cứu chứng minh là có tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong vấn đề phòng ngừa bệnh khuyết tật ống thần kinh của trẻ. Trong khi, với vitamin C giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch cho thai phụ và hỗ trợ hấp thụ sắt từ thực phẩm được tốt hơn.

Việc hấp thụ chất sắt rất quan trọng, vì nó ngăn ngừa bệnh thiếu máu thường gặp trong và sau thời kỳ mang thai của người phụ nữ, đồng thời góp phần hình thành chất dẫn truyền thần kinh liên quan hoạt động chức năng não bộ của trẻ.

Còn đối với hàm lượng canxi trong kiwi thì có lợi cho sức khỏe xương và răng của bà bầu, trong đó canxi còn tham gia vào quá trình phát triển cơ và tim của thai nhi.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng giữa thai kỳ

Việc bổ sung kiwi trong chế độ ăn uống còn tiếp tục mang lại lợi ích cho 3 tháng giữa của thai kỳ. Chẳng hạn, lượng chất xơ bên trong loại quả này có thể duy trì nhu động ruột hoạt động trơn tru, giảm thiểu một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, như tiêu chảy và táo bón thường gặp ở bà bầu.

Bên cạnh đó, kiwi còn giàu vitamin A, sắt, kẽm, canxi, i-ốt và omega 3 đều mang lại lợi ích và đáp ứng nhu cầu các dinh dưỡng dưỡng cần được bổ sung cho bà bầu.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ
Trong 3 tháng giữa thai kỳ

Trong 3 tháng cuối thai kỳ

Với 3 tháng cuối thai kỳ, việc dùng kiwi cũng mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể. Như thành phần đường trong kiwi sẽ giảm thiểu tình trạng làm tăng hàm lượng đường trong máu sau khi ăn, vì loại quả này có chỉ số đường huyết GI thấp so với nhiều loại trái cây khác. Cụ thể, trong 100gr kiwi chứa khoảng 1 muỗng cà phê đường glucose.

Ngoài ra, vitamin K trong kiwi còn thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và hỗ trợ đông máu hiệu quả. Vì thế, đến gần ngày sinh nở, những bà bầu nên bổ sung vitamin K trong chế độ ăn uống như việc dùng quả kiwi chẳng hạn.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ
Trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tác dụng phụ của quả kiwi

Rất hiếm trường hợp, phụ nữ mang thai gặp phải một số tác dụng phụ sau khi ăn quả kiwi. Các trường hợp này là do:

Ăn kiwi quá nhiều

Việc ăn kiwi quá nhiều có thể làm xuất hiện những tác dụng phụ như: phát ban, nổi mề đay, dị ứng mủ, làm xuất hiện vết loét (phát ban) ở lưỡi hoặc miệng, tiêu chảy, buồn nôn và viêm da.

Do đó, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 trái kiwi mỗi ngày để có được sức khỏe tốt. Đồng thời, đối tượng này nên hạn chế việc dùng kiwi chưa chín, vì hàm lượng axit cao sẽ khiến cho một số dụng phụ vừa mới nêu phía trên trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn kiwi quá nhiều
Ăn kiwi quá nhiều

Có thể bị dị ứng

Nếu cơ thể bị dị ứng với phấn hoa, nhựa mủ hoặc kiwi thì cũng cần tránh việc ăn quả kiwi. Các dấu hiệu bị dị ứng kiwi phổ biến là phát ban, cảm thấy ngứa trong miệng (hoặc cổ họng), nôn mửa và đau dạ dày.

Có thể bị dị ứng
Có thể bị dị ứng

Với những chia sẻ phía trên, bạn đã hiểu thêm về việc bà bầu ăn quả kiwi có tốt không? Tổng hợp tác dụng của quả kiwi với bà bầu ra sao rồi nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các chị em phụ nữ mang thai.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan