Trong dân gian Việt Nam, củ ấu thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau vừa thơm ngon vừa hỗ trợ điều trị một số bệnh. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu củ ấu có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!
Củ ấu là gì?
Nguồn gốc củ ấu
Củ ấu hay ấu nước, ấu trụi, lăng thực, kỵ thực, krechap, macere gồm một số loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, có nguồn gốc ở các quốc gia châu Phi và miền ôn đới Âu-Á, thường xuất hiện ở vùng nước đọng sâu không quá 5m.
Hiện nay, ở Việt Nam đã từng có ít nhất 3 loại củ ấu: ấu gai (ấu có hai sừng nhọn, trồng ở Thái Bình), ấu sừng trâu (trồng ở Phú Thọ) và ấu trụi (ấu có hai sừng tù, trồng ở Hải Phòng).
Đặc điểm của củ ấu
Củ ấu hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, ấu gai,… Đây là loại cây thủy sinh thuộc loại thực vật chi Trapa. Củ ấu thực ra là “quả” nhưng lại được gọi là “củ” do phần quả phát triển ở dưới nước đến khi già thì quả sẽ rụng và tự vùi xuống bùn nên mới gọi là củ.
Thân của củ ấu ngắn, có lông. Củ ấu thường có 2 sừng, các sừng dài khoảng 2cm, đầu sừng có hình mũi tên. Trong củ ấu có chứa một hạt, trong hạt có chứa phần bột trắng, có thể ăn được.
Củ ấu mọc ở đâu?
Củ ấu thường được trồng ở các ao, đầm trên khắp cả nước.
Để trồng được củ ấu, người ta thường trồng bằng hạt giống hay bằng chồi. Mùa hoa sẽ rơi vào tháng 5 – tháng 6 và cây sẽ ra trái vào khoảng tháng 7 – tháng 8.
Củ ấu bao nhiêu calo?
Trong củ ấu chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, cụ thể 100g có chứa:
- Calo: 97.
- Chất béo: 0.1 gram.
- Carbohydrate: 23.9 gram.
- Chất xơ: 3 gram.
- Protein: 2 gram.
- Natri: 17%
- Mangan: 17%
- Vitamin B6: 16%
- Vitamin B2: 12%
- Vitamin C: 8%
Cách ăn củ ấu
Củ ấu bạn có thể ăn sống bằng cách rửa sạch, lột bỏ vỏ.
Ngoài ra củ ấu bạn có thể chế biến thành các món ăn chín như làm nước ép củ ấu bằng cách nấu chín, cho vào máy ép để ép lấy nước. Hay đơn giản hơn, là luộc củ ấu để ăn, nấu cháo hay bột hồ củ ấu cho trẻ em.
Củ ấu có tác dụng gì?
Trong củ ấu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin cùng nhiều loại khoáng chất khác, vì thế mà bổ sung củ ấu trong chế độ ăn hằng ngày mang đến các tác dụng cho sức khỏe sau đây:
Tăng cường hệ miễn dịch
Củ ấu chứa hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C dồi dào có tác dụng nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp chống lại các bệnh lý thông thường như cảm cúm, cạm lạnh. Từ đó, cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Kháng khuẩn, chống viêm
Acid ferulic, một hoạt chất có trong củ ấu có khả năng giảm và ngăn chặn quá trình oxy hóa làm giảm viêm. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C mang đến khả năng hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm và vi khuẩn.
Hỗ trợ điều trị bệnh Eczema
Bệnh chàm hay bệnh eczema là tình trạng da khô, ngứa ngáy, có các vết ban đỏ và bỏng rát. Chúng không chỉ cản trở, gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến bệnh nhân tự ti về ngoại hình bản thân.
Tuy nhiên, củ ấu có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ của vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp điều trị bệnh eczema hiệu quả. Bên cạnh đó, nó giúp cơ thể tăng cường thải độc ra bên ngoài.
Chữa cảm cúm, loại bỏ đờm
Cảm cúm là bệnh lý thường gặp do nhiễm khuẩn, cơ thể bị suy giảm sức đề kháng hoặc thay đổi thời tiết. Khi đó, hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, tăng sức đề kháng hỗ trợ điều trị cảm cúm, loại bỏ đờm.
Hỗ trợ trị bệnh viêm loét dạ dày
Theo các bài thuốc dân gian, củ ấu có hiệu quả điều trị các triệu chứng bệnh tá tràng, viêm loét dạ dày. Nhờ thành phần giàu acid ferulic và vitamin C có khả năng chống viêm mạnh mẽ, đặc biệt ở hệ tiêu hóa.
Thanh lọc, giải độc gan
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh củ ấu có vị ngọt, tính mát. Khi cơ thể hấp thụ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm giải độc và ích khí kiện tỳ rất có hiệu quả trong các trường hợp giải độc cho gan, thanh nhiệt cơ thể.
Giúp trị chứng tiêu chảy
Theo thống kê, củ ấu giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như natri, đường bột. Trong trường hợp cơ thể bị mất điện giải và nước (bệnh tiêu chảy), chúng giúp bổ sung những chất quan trọng, cần thiết đã bị mất đi.
Bên cạnh đó, củ ấu là nguồn cung cấp các chất xơ không tiêu hóa và dinh dưỡng cho hệ sinh vật có lợi trong đường ruột. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy, giúp cân bằng hệ vi sinh.
Ngăn ngừa u bướu, ung thư
Khả năng chống ung thư và ngăn ngừa ung bướu của củ ấu đến từ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của vitamin C cùng acid ferulic. Chúng hỗ trợ các tế bào giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư da hay ung thư tuyến giáp.
Giúp giải độc say rượu, say nắng
Trong Đông Y, củ ấu là một vị thuốc tốt, có tính mát hỗ trợ trừ phiền chỉ khát, giải nhiệt lương huyết. Hơn nữa, ăn lăng thực sẽ giúp cơ thể chống say nắng, giải độc rượu và thanh nhiệt chống nắng vô cùng hiệu quả.
Chữa rôm sảy
Ban nhiệt hay rôm sảy là tình trạng ngứa ngáy, gây khó chịu ở da khi thời tiết ẩm ướt, nóng nực. Các bác sĩ Y học cổ truyền khuyên rằng để điều trị rôm sảy, bạn hãy ăn sống củ ấu giúp cơ thể giải độc, thanh nhiệt.
Giúp điều trị bệnh trĩ ra máu
Theo Đông Y, củ ấu hơi chát, có vị ngọt, là một vị thuốc tốt giúp ích khí tiện tỳ. Trong đó, tỳ là là lách, một bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản sinh máu.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng kháng viêm, giảm sưng tấy, giảm đau nên chúng được dùng để điều trị bệnh trĩ xuất huyết.
Tác dụng phụ khi ăn củ ấu quá nhiều
Củ ấu là thực phẩm có tính hàn sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc chướng bụng nếu bạn lạm dụng, ăn quá nhiều. Đặc biệt, những người thường bị tiêu chảy, có hệ tiêu hóa yếu để tránh gây hại cho cơ thể thì tuyệt đối không dùng củ ấu sống.
Lưu ý khi ăn củ ấu
Một số lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng quả ấu giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt nhất, đồng thời tránh gây hại với cơ thể, cụ thể như sau:
- Phụ nữ có thai không nên dùng: Sức đề kháng của mẹ sau quá trình sinh nở chưa hoàn toàn hồi phục. Do đó, mẹ không nên dùng quá nhiều để tránh tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng,…
- Những người có u không nên dùng củ ấu: Mặc dù trong củ ấu chứa nhiều chất dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi nhưng người có u ở ngực hoặc vùng bụng không nên sử dụng. Bởi có thể gây nên tình trạng kém lưu thông máu huyết do khí trệ.
- Trước khi sử dụng hãy ngâm củ ấu thật kỹ: Bạn cần ngâm thật kỹ củ ấu nhằm loại bỏ bùn bẩn và vi sinh vật bám trên bề mặt, đặc biệt các loại ký sinh trùng có hại.
Cách ăn củ ấu
Một số món ăn được chế biến từ củ ấu như sau:
- Củ ấu tươi: Dùng 3 – 4 củ ấu, rửa sạch, bỏ vỏ ăn sống giúp chữa trị các triệu chứng như bồn chồn, kích thích, khát nước, sốt mất nước, say nóng hoặc say nóng. Bạn có thể sao cháy 3 – 4 củ ấu, sắc nhỏ rồi nấu uống.
- Xirô nước ép củ ấu: Nấu chín củ ấu trong một giờ, ép lấy nước, thêm đường, mỗi ngày uống 2 lần. Dùng trong các trường hợp trĩ xuất huyết, đau rát hậu môn, huyết nhiệt và kinh nguyệt quá nhiều.
- Củ ấu luộc chín: Luộc chín củ ấu, bỏ vỏ và ăn 2 lần/ngày. Thích hợp với các trường hợp như mất sức, mệt mỏi, tỳ hư, tiêu chảy.
- Củ ấu bung nhừ: Bóc bỏ vỏ củ ấu, thêm nước rồi đun nhỏ lửa đến khi thành cháo. Có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày ruột, ung thư tử cung.
- Bột hồ củ ấu, củ mài: Nấu củ ấu thật nhừ, ép lấy nước rồi cho thêm bột củ mài vào. Tiếp tục đun đến khi thành hồ bột. Thích hợp dành cho trẻ em tiêu chảy mãn tính.
- Cháo củ ấu: Cho 30g củ ấu tươi bỏ vỏ, gạo nếp và đường nấu thành cháo, dùng 2 lần/ngày.
Công dụng và liều dùng củ ấu
Củ ấu được dùng để hỗ trợ điều trị một số triệu chứng bệnh như đau đầu, choáng váng, sốt, giải say rượu,… cụ thể như dưới đây:
- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: lấy 3 – 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.
- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.
- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: lấy 10 -16g toàn cây, sắc uống.
- Rôm sảy, da khô sạm: dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.
- Viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, gạo nếp 100g, nấu cháo, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, cho thêm 20g mật ong, trộn đều ăn.
- Hư nhược phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.
- Trị say rượu: thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt.
- Trị tỳ vị hư nhược: thịt củ ấu 50g, bạch truật 15g, hồng táo 15g, sơn dược 15g, màng mề gà 6g, cam thảo chế 3g, sơn tra 10g. Sắc uống.
- Trị đại tiện ra máu: vỏ củ ấu 60g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g. Sắc uống.
- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.
Mua củ ấu ở đâu, giá bao nhiêu?
Hầu hết củ ấu sẽ được bày bán tại các khu chợ, hoặc bạn có thể tìm mua dễ dàng củ ấu tại dọc các lề đường mỗi khi củ ấu vào mùa.
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm mua củ ấu tại các trang thương mại điện tử với giá dao động từ 150.000 đồng/kg (cập nhật 10/2023).
XEM THÊM:
- Romanesco broccoli – Súp lơ san hô có tác dụng gì? Chọn mua và cách nấu
- Hạt hickory là gì? Tác dụng của hạt hickory và cách sử dụng
- Nấm keo là gì? Nấm keo có tác dụng gì? Cách phân biệt nấm keo và nấm tràm
Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã trả lời câu hỏi củ ấu có tác dụng gì. Đồng thời, giới thiệu cách chế biến các món ăn từ củ ấu. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ ngay cùng người thân và bạn bè nhé!