SỨC KHỎE THỂ THAO

8 Tác dụng của tinh dầu sả và cách sử dụng tinh dầu sả

Tinh dầu sả vừa có hương thơm dễ chịu lại có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hãy cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu về 8 tác dụng và cách sử dụng tinh dầu sả nhé!

Tinh dầu sả – sả chanh là gì?

Tinh dầu sả được chiết xuất từ lá cây sả (Cymbopogon), xuất hiện nhiều ở những vùng nhiệt đới.

Tinh dầu sả được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp xà phòng, nến, hương thậm chí là nước hoa và được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng.

Tại Mỹ, cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ sử dụng tinh dầu sả như một loại thuốc trừ sâu sinh học không độc hại và thuốc đuổi côn trùng hiệu quả.

Tinh dầu sả - sả chanh
Tinh dầu sả – sả chanh

Các tác dụng của tinh dầu sả

Tinh dầu sả không chỉ có một mùi hương dễ chịu mà còn đem đến cho người dùng những hiệu quả vô cùng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng điểm qua một số tác dụng của tinh dầu sả ngay dưới đây:

Có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau

Theo một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy rằng, tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn giúp chống viêm, nhiễm trùng hiệu quả và chữa lành các vết thương nhanh chóng.

Chất citral chứa trong tinh dầu sả có tác dụng chống viêm giúp làm giảm đau, giảm đau viêm khớp hiệu quả.

Ở những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng tinh dầu sả để xoa bóp giúp làm giảm cơn đau từ 50 – 80% trong 30 ngày sử dụng.

Tinh dầu sả có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau
Tinh dầu sả có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau

Khả năng chống các bệnh về nấm da

Kết quả nghiên cứu vào năm 1996 cho thấy rằng, nếu sử dụng tinh dầu sả kết hợp với chanh sẽ giúp ngăn chặn một số bệnh về nấm da như: nấm da chân, nấm ngoài da và ngứa ngáy,…

Bạn có thể sử dụng tinh dầu loãng, xoa nhẹ lên những vết mẩn ngứa sẽ làm dịu đi cảm giác ngứa ngáymau lành.

Tinh dầu sả khả năng chống các bệnh về nấm da
Tinh dầu sả khả năng chống các bệnh về nấm da

Khả năng chống viêm hiệu quả

Tinh dầu sả chứa hợp chất citral có tác dụng kháng khuẩn chống viêm mạnh mẽ. Được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm khớp, tim mạch, thậm chí là ung thư,…

Tinh dầu sả khả năng chống viêm hiệu quả
Tinh dầu sả khả năng chống viêm hiệu quả

Khả năng chống oxy hóa

Theo một nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gốc tự do gây hại.

Ngoài ra, việc súc miệng bằng tinh dầu sả có thể giúp điều trị một số vấn đề về răng miệng, viêm nướu,…

Tinh dầu sả khả năng chống oxy hóa
Tinh dầu sả khả năng chống oxy hóa

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Sả được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày, các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,…

Ngoài ra, các thực phẩm chức năng hoặc các loại trà thảo mộc chứa thành phần tinh dầu sả cũng giúp giảm buồn nôn.

Tinh dầu sả hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Tinh dầu sả hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Hỗ trợ giảm lượng cholesterol

Lượng cholesterol trong máu cao có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thậm chí là đột quỵ vô cùng nguy hiểm.

Theo nghiên cứu vào năm 2007 tinh dầu sả giúp làm giảm lượng cholesterol, tuy nhiên bạn cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Tinh dầu sả hỗ trợ giảm lượng cholesterol
Tinh dầu sả hỗ trợ giảm lượng cholesterol

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Dầu sả giúp làm giảm lượng đường trong máu, được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Đáng ngạc nhiên hơn, tinh dầu sả còn thay đổi các thông số lipid giúp làm tăng các cholesterol HDL tốt lên.

Tinh dầu sả giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Tinh dầu sả giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Giúp giảm lo âu và căng thẳng

Những người bị huyết áp cao thường dẫn đến căng thẳng, stress,…Nghiên cứu 2015 đã cho thấy rằng việc sử dụng tinh dầu sả thông qua liệu pháp hương thơm và massage 1 tuần 1 lần sẽ giúp làm giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng.

Eugenol trong sả giúp giải phóng serotonin điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, sự thèm ăn và các chức năng nhận thức luôn duy trì hoạt động ổn định.

Tinh dầu sả giúp giảm lo âu và căng thẳng
Tinh dầu sả giúp giảm lo âu và căng thẳng

Các loại tinh dầu sả

Trên thế giới có rất nhiều loài sả khác nhau. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng 4 loại chính để chiết tách tinh dầu sả. Hãy cùng tìm hiểu thêm ngay bên dưới:

Tinh dầu sả Ceylon

Đây là loại tinh dầu được sử dụng từ Cymbopogon nardus hay còn được gọi là Sri Lanka, xuất hiện nhiều ở các nước châu Á.

Tinh dầu sả Ceylon chứa những thành phần chính gồm: citronellal (27,87 precent), geraniol (22,77%), geranial (14,54%), citronellol (11,85%) và neral (11,21%).

Mùi thơm của loại tinh dầu này tương tự như tinh dầu cam quýt hoặc tinh dầu quế.

Tinh dầu sả Ceylon
Tinh dầu sả Ceylon

Tinh dầu sả Java

Tinh dầu sả Java được chiết tách từ loài Cymbopogon winterianus ( hay còn được là sả đỏ hay sả xòe); với thành phần chínhgeraniol (40.06%), citronellal (27.44%) và citronellol (10.45%).

Tinh dầu sả Java được đánh giá cao hơn Ceylon về công dụng và giá thành của chúng cũng mắc hơn.

Khi chiết xuất làm tinh dầu sẽ có màu đậmmùi hương nhẹ tựa như mùi tinh dầu chanh.

Tinh dầu sả Java
Tinh dầu sả Java

Tinh dầu sả chanh

Tinh dầu sả chanh là loại trồng phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến các món ăn thông thường.

Tinh dầu sả chanh được chiết xuất từ thân và lá của cây sả chanh bằng phương pháp chưng cất hơi nước.

Tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh

Tinh dầu sả hoa hồng

Tinh dầu sả hoa hồng được chiết tách từ cây Palmarose hay còn gọi là sả hoa hồng; với các thành phần chính: geraniol, geranyl axetat, dipentene, linalool, limonene và myrcene.

Tinh dầu này có hương thơm tương tự như tinh dầu hoa hồng và được ứng dụng phổ biến trong những ngành thực phẩm, đồ uống, xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm,…

Tinh dầu sả hoa hồng
Tinh dầu sả hoa hồng

Cách sử dụng tinh dầu sả

Kiểm tra phản ứng cơ thể với tinh dầu sả

Bạn cho vài 1 – 2 giọt tinh dầu sả pha loãng bôi lên vùng dưới cánh tay và để yên trong tầm 10 – 15 phút. Nếu có cảm giác nóng, rát hoặc nổi mẩn, phồng rộp,…thì hãy rửa sạch tay bằng nước và ngưng sử dụng. Đây là cách để kiểm tra bạn có bị dị ứng với tinh dầu sả hay không.

Kiểm tra phản ứng cơ thể với tinh dầu sả
Kiểm tra phản ứng cơ thể với tinh dầu sả

Sử dụng như liệu pháp hương thơm

Nếu bạn không bị dị ứng, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả kết hợp cùng với những tinh dầu khác như: dầu dừa, dầu hạnh nhân,…sau đó xoa đều lên cơ thể và massage.

Phương pháp này không chỉ giúp thư giãn và còn tạo được mùi hương dễ chịu trên cơ thể.

Sử dụng tinh dầu sả như liệu pháp hương thơm
Sử dụng tinh dầu sả như liệu pháp hương thơm

Sử dụng để xông không khí

Bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu, nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy xông hoặc trên bông thấm để giúp khuếch tán tinh dầu trong không khí. Tạo một mùi hương dịu nhẹ thư giãn tinh thần vô cùng hiệu quả.

Sử dụng tinh dầu sả để xông không khí
Sử dụng tinh dầu sả để xông không khí

Hy vọng bài viết này của KHOEPLUS24H đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về tinh dầu sả và 8 tác dụng của tinh dầu sả đối với sức khỏe. Hẹn gặp bạn ở những chuyên đề sau.

Bài viết liên quan