Cẩm nang sức khỏeBí quyết sống khỏeLợi ích yoga với xương khớp và bài tập yoga vặn xoắn tại nhà

Lợi ích yoga với xương khớp và bài tập yoga vặn xoắn tại nhà

0
(0)

Các động tác yoga có khả năng làm thuyên giảm một số loại bệnh liên quan đến xương khớp. Hôm nay, hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu về yoga vặn xoắn, trường phái yoga giúp cải thiện cột sống hiệu quả.

Tập Yoga chữa bệnh xương khớp có hiệu quả không?

Những ai mắc bệnh xương khớp thường xuyên phải trải qua những cơn đau nhức dai dẳng cả ngày lẫn đêm. Căn bệnh này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm phiến đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngay.

Bên cạnh các loại thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng đã quá quen thuộc. Hiện nay, một số người tìm đến trường phái yoga vặn xoắn để cải thiện tình trạng nhức mỏi cột sống.

Những động tác yoga tác động đến cảm xúc, tinh thần thể chất giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức của bệnh viêm khớp. Ngoài ra, yoga giúp tăng cường tính dẻo dai, linh hoạt của gân cốt và thúc đẩy tuần hoàn máu, trao đổi chất.

Tập Yoga chữa bệnh xương khớp có hiệu quả không?
Tập Yoga chữa bệnh xương khớp có hiệu quả không?

5 bài tập Yoga vặn xoắn tốt cho hệ xương khớp

Ngồi vặn người

Tư thế này giúp cột sống của bạn được kéo giãn giúp giải tỏa những cơn đau nhức do ngồi quá nhiều, đồng thời giúp cải thiện tuần hoàn máu rất tốt. Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên thảm, chân trái duỗi thẳng, chân phải xếp bằng chạm má đùi chân trái. Đặt tay phải chạm vào má đùi ngoài của chân trái.
  • Bước 2: Kéo tay trái ra sau lưng theo phương ngang, qua đầu ra sau theo quán tính. Kết hợp hít thở đều và giữ nguyên tư thế từ 30s – 45s.
Ngồi vặn người
Ngồi vặn người

Bharadvajasana I (Vặn cột sống)

Thêm một bài tập tác động sâu đến cột sống, giúp các cơ xung quanh được thư giãn và thoải mái. Rất thích hợp luyện tập vào sáng sớm hoặc trước khi ngủ. Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên thảm, hai chân duỗi thẳng. Từ từ gập hai chân lại và đưa sang trái. Tay trái chạm đầu gối phải, tay phải vòng ra sau lượng chạm bắp tay trái.
  • Bước 2: Thực hiện xoay người sang trái, kéo căng người hết cỡ. Kết hợp hít thở đều và giữ nguyên tư thế từ 30s – 45s.
Bharadvajasana I (Vặn cột sống)
Bharadvajasana I (Vặn cột sống)

Ardha Matsyendrasana (Biến thể vặn mình)

Tư thế này có công dụng kích thích hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn giúp máu lưu thông và trao đổi chất hiệu quả. Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên thảm, hai chân duỗi thẳng. Từ từ gập gối chân trái, đưa về phía trong người sao cho lòng bàn chân trái chạm vào hông bên phải. Thực hiện co chân phải đặt sang mặt ngoài của đùi chân trái.
  • Bước 2: Tiến hành xoay người sang phải, đặt tay trái tựa vào mặt ngoài đùi chân phải và tay phải để xa người khoảng 20 30cm, kéo căng cơ thể. Kết hợp hít thở đều và giữ nguyên tư thế từ 30s – 45s.
Ardha Matsyendrasana (Biến thể vặn mình)
Ardha Matsyendrasana (Biến thể vặn mình)

Tư thế nằm vặn xoắn

Động tác đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện trong lúc nằm. Tư thế này giúp thư giãn các khớp cơ giúp cơ thể phấn chấn và hứng khởi. Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Thực hiện tư thế nằm ngửa trên thảm tập, 2 tay dang sang 2 bên, 2 chân duỗi thẳng. Từ từ thu chân lại, xoay cả thân và chân sang trái, vị trí tay cố định.
  • Bước 2: Lặp lại tư thế tương tự với phía bên phải. Kết hợp hít thở đều và giữ nguyên tư thế từ 30s – 45s.
Tư thế nằm vặn xoắn
Tư thế nằm vặn xoắn

Tư thế đứng vặn xoắn

Tư thế hỗ trợ vận động khớp cơ, giúp cơ thể dẻo dai và vô cùng hiệu quả trong việc giảm cân. Các bước thực hiện.

  • Bước 1: Thực hiện tư thế đứng trên thảm, 2 chân dang rộng hơn vai. Bước chéo chân trái sang trước mặt, hợp với chân phải góc 45 độ. Nghiên người sang bên phải sao cho tay trái chạm được bàn chân phải.
  • Bước 2: Tay phải giơ cao lên trời, mặt hướng lên trên, hướng mắt phía tay phải. Kết hợp hít thở đều và giữ nguyên tư thế từ 30s – 45s.
Tư thế đứng vặn xoắn
Tư thế đứng vặn xoắn

Lưu ý khi thực hiện các bài tập Yoga chữa bệnh xương khớp

Khi thực hiện các bài tập yoga vặn xoắn, bạn nên ghi nhớ những điều sau đây để đạt được hiệu quả tối ưu:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập: Chúng ta cần nắm rõ tình trạng thể chất cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh trước khi luyện tập yoga ở nhà.
  • Trang bị thảm tập yoga: Thảm tập rất cần thiết vì nó làm giảm nguy cơ gặp chấn thương không đáng có trong quá trình tập luyện.
  • Chuẩn bị trang phục phù hợp: Bạn nên ưu tiên các loại quần áo có chất liệu thấm hút tốt, dễ chịu và không gây kích, ngứa da. Nếu có thể, hãy sử dụng đồ tập chuyên dụng.
  • Sử dụng tài liệu tham khảo từ nguồn uy tín: Các bài tập yoga chữa bệnh xương khớp cần có nguồn gốc rõ ràng để không tác động xấu đến tình trạng bệnh. Nếu gặp phải các triệu chứng như đau nhức, mỏi cơ thì cần liên hệ với bác sĩ ngay.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập Yoga chữa bệnh xương khớp
Lưu ý khi thực hiện các bài tập Yoga chữa bệnh xương khớp

XEM THÊM:

Trên đây là những gì bạn cần biết về yoga vặn xoắn để có thể áp dụng chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Hy vọng bài viết đến từ KHOEPLUS24H đã đem đến bạn những thông tin thú vị và bổ ích!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan