Cẩm nang sức khỏeSức khỏe dinh dưỡngNụ vối là gì? Tác dụng của nụ vối, cách pha, bảo quản và...

Nụ vối là gì? Tác dụng của nụ vối, cách pha, bảo quản và giá nụ vối

Bên cạnh lá vối, nụ vối cũng được nhiều người biết đến với các tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ. Hôm nay, KHOEPLUS24H sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về tác dụng của nụ vối, cách pha và cách bảo quản nhé!

Nụ vối là gì?

Cây vối (tên khoa học: Syzygium Nervosum) hay còn gọi với cái tên trâm nấp, mạn kinh tử,… là một loài thực vật thuộc Họ Đào kim nương, thường phân bố ở Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Lào, Thái Lan và cả Việt Nam.

Thời điểm tháng 5 – tháng 7 là khoảng thời gian cây vối bắt đầu ra hoa. Những nụ vối trải dài khắp các kẽ lá đã rụng có kích thước nhỏ, dài, chứa nhiều nhị với màu xanh nhạt đặc trưng. Khi già, nụ vối dần chuyển sang màu nâu sẫm, toả hương thơm dịu nhẹ, dễ chịu vô cùng.

Nụ vối là gì?
Nụ vối là gì?

Tác dụng của nụ vối

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong nụ vối có chứa hàm lượng chất chống oxy hoá là polyphenolflavonoid cao, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết, giảm mỡ trong máu, ngăn ngừa tình trạng stress và bệnh đục thuỷ tinh thể ở những người mắc căn bệnh này.

Hơn nữa, nước nụ vối không chứa tác dụng phụ. Vì thế, nó được xem là một giải pháp hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường tại nhà an toàn và hiệu quả.

Sử dụng nụ vối thường xuyên không những giúp ngăn ngừa đường huyết tăng cao mà còn giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường rất tốt.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Kháng khuẩn hiệu quả

Axit tannicaxit triterpenic trong nụ vối có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp ức chế hoạt động của các loại nấm men, vi khuẩn trong thực phẩm, môi trường và bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: axit triterpenic chứa trong nụ vối còn có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa tác hại của virus và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Kháng khuẩn hiệu quả
Kháng khuẩn hiệu quả

Các tác dụng khác

Bên cạnh những tác dụng trên, nụ vối còn đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ con người như:

  • Thanh nhiệt, hỗ trợ hệ tiêu hoá và phòng ngừa các căn bệnh mãn tính.
  • Làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các tác hại của gốc tự do nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hoá mạnh mẽ.
  • Beta-sitosterol trong nụ vối có tác dụng kiểm soát nồng độ cholesterol và hỗ trợ giảm mỡ trong máu.
  • Sử dụng nụ vối thường xuyên giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa của tế bào tuyến tụy.

Bên cạnh nụ vối, lá vối cũng mang đến những tác dụng đáng kể cho sức khỏe như: hỗ trị điều trị các bệnh ngoài da, cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng như chứng viêm đại tràng, tốt cho người tiểu đường và người bị gout,…

Các tác dụng khác
Các tác dụng khác

Cách làm nụ vối phơi khô

Sau khi hái nụ vối xong, bạn loại bỏ những nụ bị hỏng rồi đem phần còn lại đi rửa sạch nhựa.

Tiếp đến, cho nụ vối vào bao tải rồi buộc kín lại, đem ngâm trong thau nước lạnh khoảng 48 tiếng.

Cuối cùng, trải đều nụ vối lên mâm hoặc tấm bạt rồi tiến hành phơi khô trong khoảng 3 – 5 tiếng.

Sau khi phơi xong, bạn để nụ vối trong bọc nhựa, túi zip rồi bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để dùng dần.

Cách làm nụ vối phơi khô
Cách làm nụ vối phơi khô

Cách pha nụ vối

Cách hãm trà nụ vối

Đầu tiên, bạn cho 20gr nụ vối khô đã rửa sạch vào ấm trà. Sau đó, rót nước sôi xâm xấp nụ vối rồi lắc đều 2 – 3 lần và đổ phần nước đó đi.

Tiếp đến, bạn đổ nước sôi vào đầy ấm và đậy kín nắp lại, hãm trong khoảng 7 – 10 phút rồi rót ra tách và thưởng thức hương vị thơm ngon của trà nụ vối.

Mách nhỏ:

  • Dùng nước sôi trên 90 độ C pha để nụ vối ra hết tinh chất, hương vị trà sẽ ngon hơn.
  • Trước khi hãm, bạn nên tráng ấm qua với nước nóng để loại bỏ hết tạp chất, không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.
Cách hãm trà nụ vối
Cách hãm trà nụ vối

Cách nấu nước nụ vối

Đầu tiên, bạn đem 30gr nụ vối khô và 10gr cam thảo đi rửa sạch rồi để cho ráo.

Sau đó, bắc nồi lên bếp rồi cho 30gr nụ vối cùng 1.5l nước vào đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút ở lửa nhỏ. Tiếp đến, bạn cho 10gr cam thảo vào nồi, nấu thêm 15 phút rồi tắt bếp, bắc ra ngoài.

Khi nước nụ vối đã nguội, bạn có thể đổ phần nước ra chai, bình và dùng trong ngày thay cho nước lọc.

Cách nấu nước nụ vối
Cách nấu nước nụ vối

Cách bảo quản nụ vối

Khi mua nụ vối về hoặc sau khi phơi khô nụ vối xong, bạn nên chia thành từng phần nhỏ rồi để vào trong túi zip, hộp đựng thực phẩm, bọc nhựa buộc kín.

Sau đó, đem bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để ngăn ngừa nấm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Ngoài ra, bạn có thể bảo quản nụ vối trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị, chất lượng của nụ vối lâu hơn.

Đối với nước hoặc trà nụ vối, bạn chỉ nên pha vừa đủ dùng trong ngày. Tránh pha quá nhiều vì khi để qua đêm, nước trà sẽ bị oxy hoá làm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng vốn có, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của hệ tiêu hoá.

Cách bảo quản nụ vối
Cách bảo quản nụ vối

Nụ vối bán ở đâu? Giá nụ vối

Theo khảo sát thị trường vào tháng 10/2021, nụ vối đang được bán tại các hệ thống siêu thị, hiệu thuốc, các trang thương mại điện tử với giá thành cụ thể như sau:

  • Nụ vối tươi: giá dao động khoảng từ 130.000 – 180.000 đồng/kg.
  • Nụ vối khô: giá dao động khoảng từ 200.000 – 250.000 đồng/kg.
Nụ vối bán ở đâu? Giá nụ vối
Nụ vối bán ở đâu? Giá nụ vối

Bài viết trên đã cung cấp xong thông tin về tác dụng của nụ vối, cách pha, cách bảo quản và giá nụ vối. Chúc các bạn có thật nhiều sức khoẻ, niềm vui bên gia đình, bạn bè nhé!

Bài viết liên quan