Cẩm nang sức khỏeBí quyết sống khỏeNhững cách rửa mũi bằng nước muối mà bạn không thể bỏ qua

Những cách rửa mũi bằng nước muối mà bạn không thể bỏ qua

0
(0)

Mũi của chúng ta hằng ngày tiếp xúc với vô số khói bụi và vi khẩn. Để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ thì bạn nên rửa mũi bằng nước muối. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách rửa mũi bằng nước muối hiệu quả, tham khảo ngay nhé. 

Tại sao cần phải rửa mũi?

Rửa mũi có nhiều lợi ích khiến bạn không ngờ đến. Một trong những lý do khiến bạn nên rửa mũi bằng nước muối là:

  • Rửa sạch bụi bẩn và các chất dịch nhầy trong mũi.
  • Giảm thiểu các nguy cơ gây kích ứng từ bụi bẩn, phấn hoa, vi khuẩn gây nhiễm trùng vùng mũi.
  • Làm sạch, thông thoáng đường mũi, hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
  • Hạn chế các tình trạng như như phù nề, sưng viêm ở vùng mũi, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Tại sao cần phải rửa mũi?
Tại sao cần phải rửa mũi?

Những thời điểm cần rửa mũi 

Môi trường sống chứa nhiều khói bụi, vi khuẩn,… Khi tiếp xúc với chúng, lớp niêm mạc vị trí trên cùng trong khoang mũi sẽ tiết ra các chất nhầy nhằm đẩy hết các bụi bẩn, vi khuẩn ra bên ngoài mũi, giúp chúng ta đẩy lùi các bệnh về đường hô hấp như:

  • Cảm cúm.
  • Viêm mũi.
  • Ho có đờm.
  • Nhiễm trùng mũi họng
  • Viêm xoang
  • Thở khò khè, khó khăn trong hô hấp.
  • Viêm mũi dị ứng.
  • Chất nhầy trong mũi nhiều.
  • Chất nhầy đặc gây bít tắt đường thở
Những thời điểm cần rửa mũi 
Những thời điểm cần rửa mũi

Nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi không?

Với những lợi ích mà nước muối sinh lý mang lại thì bạn nên rửa mũi bằng dung dịch này. Đây là thói quen tốt được áp dụng phổ biến khi vệ sinh cá nhân có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn mà hằng ngày chúng ta hít phải.

Tuy nhiên, bạn cần phải rửa mũi đúng cách, theo đúng tần suất, không nên rửa thường xuyên vì rất dễ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong lớp niêm mạc mũi và gây tổn thương lớp niêm mạc mũi gây viêm.

Nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi không?
Nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi không?

Nên dùng loại nước muối sinh lý nào để rửa mũi?

Người dùng nên lựa chọn nước muối sinh lý dung dịch NaCl 0,9% (natri clorid 0,9%) để đảm bảo an toàn và tránh cảm giác đau xót niêm mạc. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để chọn nước muối sinh lý tốt, phù hợp.

Nên dùng loại nước muối sinh lý nào để rửa mũi?
Nên dùng loại nước muối sinh lý nào để rửa mũi?

Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối cho người lớn

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Đổ đầy dung dịch nước muối sinh lý vào ống tiêm y tế lớn, bình bóp hoặc bình rửa mũi, bình xịt phun sương,…
  • Bước 2: Cúi người về phía trước và nghiêng đầu qua một bên góc 45 độ.
  • Bước 3: Xịt nước muối sinh lý vào lỗ mũi bên trên cho đến khi nước muối chảy ra lỗ mũi ở bên dưới. Lặp lại thao tác từ 3 – 5 lần. Lưu ý không ngả đầu ra sau vì dễ làm nước muối chảy ngược lại trong mũi.
  • Bước 4: Đổi ngược bên và thực hiện thao tác tương tự.
  • Bước 5: Kiểm tra xem mũi đã sạch hoàn toàn ở bên trong chưa, nếu chưa thì thực hiện các bước trên 1 lần nữa.
Các bước thực hiện
Các bước thực hiện

Một số lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn

  • Ở những lần đầu rửa muỗi, bạn có thể có cảm giác nóng rát. Tuy nhiên, nó sẽ biến mất sau khi quen với việc rửa.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ xịt, rửa và để khô ráo, thoáng mát sau khi xịt mũi xong để đảm bảo an toàn.
  • Rửa mũi sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn, các chất nhầy, các chất gây kích ứng trong trường hợp cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên rửa mũi trong vài ngày bị ngạt. Nếu tình trạng này không giảm hãy đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Một số lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn
Một số lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn

Hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối cho trẻ em

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Dùng xà phòng vệ sinh tay thật sạch sẽ.
Bước 1
Bước 1
  • Bước 2: Để bé nằm ở tư thế nghiên sang một bên, để đầu thấpmông cao. Sau đó, dùng tay giữ cố định đầu bé để bé không giãy giụa. Ba mẹ nên lót một cái khăn xô dày ở dưới cổ của bé khi rửa mũi để nước không chảy ra ngoài.
Bước 2
Bước 2
  • Bước 3: Kiểm tra xem mức độ nghẹt mũi của bé có nặng không. Trong trường hợp bị nghẹt mũi nhẹ và dịch mũi còn lỏng, ba mẹ có thể rửa bằng nước muối. Nếu dịch mũi bị đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ vào hai bên, mỗi bên khoảng từ 2 – 3 giọt nước muối, đợi nước muối thấm vào rỉ mũi cho mềm rồi dùng tay day mũi bé.
Bước 3
Bước 3
  • Bước 4: Đặt đầu tròn của lọ nước muối vào lỗ mũi đang nằm phía trên của bé.
Bước 4
Bước 4
  • Bước 5: Bóp nhanhnhẹ nhàng để nước đi sâu vào bên trong mũi, dần chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi có thể đi ra ngoài bằng lỗ mũi còn lại theo nước muối.
Bước 5
Bước 5
  • Bước 6: Tiến hành bơm và rửa mũi cho bé cho đến khi thấy nước rửa có màu vàng trong và không còn dịch nhầy nữa. Nếu dịch mũi quá đặc thì bạn nên sử dụng dụng cụ hút mũi. Thực hiện 3 – 5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.

Một số lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

  • Trước khi vệ sinh mũi cho bé, hãy rửa tay thật sạch.
  • Vệ sinh mũi cho bé trước bữa ăn để tránh bé bị nôn trong quá trình rửa mũi.
  • Chỉ được rửa mũi khi bé đang thức, vì khi bé mở miệng sẽ ngăn được nước rửa chảy xuống cổ họng.
  • Tuyệt đối không được dùng xi lanh để rửa mũi cho bé.
  • Trường hợp rỉ mũi không thể theo ra với nước rửa thì bạn nên hút mũi cho bé.
  • Nếu bé không bị viêm mũi thì không nên sử dụng nước muối sinh lý cho bé quá nhiều.
Một số lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ
Một số lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ

Trên đây là cách rửa mũi bằng nước muối cho người lớn và cho trẻ em. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp cho bạn giảm được các tình trạng bệnh về mũi. Nếu cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó đến người thân và bạn bè nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan