Bảng đo thị lực là một trong những phương pháp mà hầu hết các bệnh viện hoặc phòng khám mắt đều áp dụng để kiểm tra thị lực. Hôm nay, hãy cùng khoeplus24h.vn tìm hiểu cách đọc bảng kiểm tra thị lực nha!
Các loại bảng thị lực phổ biến hiện nay
Bảng đo thị lực chữ C
Bảng đo thị lực chữ C hay là Landolt đều có thể áp dụng cho mọi loại đối tượng, nhất là trẻ em và người không biết chữ. Bảng hiển thị các vòng tròn hở giống với chữ C và phần hở sẽ được xoay theo 4 hướng khác nhau, những vòng này sẽ nhỏ dần về phía dưới.
Khi sử dụng bảng đo thị lực chữ C, bạn phải cách xa 5 mét và chọn đúng chiều xoay của những vòng hiển thị trên bảng.
Bảng chữ cái cận thị chữ E
Bảng đo chữ E (bảng Armaignac) phù hợp với hầu hết mọi đối tượng với nhiều kí tự E xoay theo nhiều chiều khác nhau, kích thước của nó sẽ càng nhỏ dần về phía dưới. Để sử dụng bảng Armaignac, bạn cần cách xa 5 mét và chọn đúng chiều xoay của chữ E.
Bảng đo mắt cận thị Snellen
Bảng đo Snellen chỉ sử dụng cho người biết chữ. Bảng bao gồm những chữ cái in hoa cùng 11 dòng. Ở dòng đầu có một chữ cái có kích thước lớn nhất và nó sẽ bị thu nhỏ lại đồng thời số lượng chữ cũng tăng lên sau một lần xuống dòng.
Bạn cần cách xa 5 mét và phải đọc đúng các tên chữ theo thứ tự hướng dẫn của người đo để dùng bảng đo Snellen, thứ tự đọc thường là từ trên xuống dưới hoặc từ trái sang phải.
Bảng đo thị lực hình
Bảng đo thị lực hình bao gồm nhiều con vật, đồ vật khác nhau với kích thước bị thu nhỏ lại khi càng về phía dưới. Bảng này thường được dùng cho trẻ em đã nhận biết rõ con vật, đồ vật hoặc người không biết chữ.
Cũng như những loại bảng đo khác, bạn phải cách xa 5 mét và đọc đúng các con vật, đồ vật theo sự hướng dẫn của người đo.
Bảng cận thị Parinaud
Bảng cận thị Parinaud đã vô cùng phổ biến hiện nay. Bảng bao gồm những câu ngắn kèm các số thị lực cụ thể. Để sử dụng, bạn phải cách xa bảng 30 – 35 cm và đọc lần lượt các kí hiệu từ trên xuống dưới.
Bảng đo thị lực dạng thẻ
Bảng đo dạng thẻ sẽ bao gồm bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ hơn cùng số ghi thị lực cụ thể. Người đo sẽ cầm thẻ và cách bạn 30 – 35 cm, bạn cần đọc lần lượt những kí hiệu có trên thẻ.
Hướng dẫn cách đọc bảng kiểm tra thị lực
Quy trình đọc bảng kiểm tra thị lực ở các bệnh viện hay phòng khám mắt thường sẽ bao gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Giữ thẳng lưng, mắt nhìn thẳng vào bảng đo.
- Bước 2: Ánh sáng sẽ được chiếu vào bảng đo thị lực, nó có cường độ khoảng 100 lux.
- Bước 3: Bạn sẽ được đo mắt phải trước rồi sau đó đến mắt trái.
- Bước 4: Đọc kí hiệu theo từng loại bảng đã được liệt kê ở trên.
- Bước 5: Ghi nhận lại kết quả của bạn.
Cách ghi nhận kết quả đo thị lực
Dựa vào kết quả đã được ghi nhận thì bạn có thể xác định tình trạng mắt hiện giờ như sau:
- Thị lực 10/10: Mắt hoàn toàn bình thường.
- Thị lực 6 – 7/10: Mắt đã bị cận thị khoảng 0.5 Diop.
- Thị lực 4 – 5/10: Cận thị khoảng 1.5 – 2 Diop.
- Thị lực dưới 3/10: Mắt kém và có độ cận thị từ 2 Diop trở lên.
Những lưu ý khi đo thị lực bằng bảng đo cận thị
Để có kết quả đo chính xác nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Bảng đo lường nên sử dụng chữ màu đen trên nền trắng để đảm bảo độ tương phản tối ưu.
- Nếu bạn vừa chuyển từ vùng sáng sang vùng tối hơn, hãy nghỉ 15 phút.
Bạn nên khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng / lần đối với trẻ em và 6 – 12 tháng / lần đối với người lớn. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh cận thị cần đi khám ngay.
Xem thêm:
- Mách nhỏ những cách làm mắt to hơn tại nhà an toàn cho bạn
- Bệnh lão hóa mắt là gì? Các bệnh lão hóa mắt thường gặp
- Top các bệnh về mắt có thể gây mù mà bạn cần chú ý
Khoeplus24h.vn vừa hướng dẫn bạn cách đọc bảng kiểm tra thị lực. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Hẹn gặp bạn ở các chủ đề tiếp theo!!!