17 loại rau củ không nên ăn sống, vừa mất chất lại dễ ngộ độc

0
(0)

Rau củ tươi sống là 1 loại thực phẩm ngon lành và bổ dưỡng không thể thiếu trong các món salad, món chay, các món ăn vặt,… Tuy nhiên, không phải rau củ nào ăn sống cũng tốt cho sức khỏe. Hôm nay, KHOEPLUS24H sẽ giúp bạn nhận biết được những loại rau không nên ăn sống.

Trái cây và quả mọng

Quả ô liu

Trong quả ô liu chứa rất nhiều hợp chất có vị đắng như oleuropein, quả càng non thì lượng hợp chất này lại càng nhiều.

Quả ô liu chín đen sẽ có hàm lượng chất đắng ít nhất. Chỉ có một số loại ô liu có thể ăn sống khi quả chín mùi. Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn vẫn nên sử dụng quả ô liu đã qua chế biến để đảm bảo an toàn cho vị giác.

Quả ô liu
Quả ô liu

Quả cơm cháy

Quả cơm cháy mang lại một số lợi ích, tuy nhiên bạn không nên chủ quan khi sử dụng loại quả này và tuyệt đối không nên ăn sống.

Trong quả sống, vỏ và hạt của cây cơm cháy có chứa một lượng nhỏ lectin, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày.  Nguy hiểm hơn trong rễ, lá, vỏ và quả sống của cây còn chứa cyanogenic glycoside, hợp chất này có thể giải phóng ra xyanua – chất cực độc.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đã công bố một báo cáo về trường hợp người ăn quả sống, lá và cành của cây này có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.

Vì vậy, bạn hãy nhớ nấu chín quả này để loại xyanua trước khi ăn và không nên cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú ăn để tránh các tác hại không mong muốn.

Quả cơm cháy
Quả cơm cháy

Quả hạch và các loại hạt

Hạnh nhân đắng

Hạnh nhân gồm có 2 loại là hạnh nhân ngọt – loại hạnh nhân chúng ta hay ăn và dễ dàng mua tại siêu thị, có vị béo ngọt và hạnh nhân đắng – mọc dại hoặc được trồng vì mục đích thương mại.

Nếu gặp loại hạnh nhân đắng thì tuyệt đối không ăn sống. Vì hạnh nhân đắng có chứa một loại độc tố được gọi là glycoside amygdalin. Khi ăn phải, chất độc này sẽ bị phân hủy thành một số hợp chất, bao gồm hydro xyanua – một hợp chất độc hại cực kì nguy hiểm.

Có một số nghiên cứu chỉ rằng khi được nấu chín các hợp chất độc hại trong hạnh nhân đắng có thể bị loại bỏ, tuy nhiên không hoàn toàn và cũng không đủ dữ kiện để đảm bảo an toàn khi ăn, vì vậy hãy tránh xa quả này để đảm bảo an toàn bạn nhé!

Hạnh nhân đắng
Hạnh nhân đắng

Đậu lima

Đậu lima là một nguồn dinh dưỡng với protein, sắt và chất xơ, tuy nhiên nếu ăn đậu lima sống có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể.

Trong đậu lima sống có chứa chất linamarin, một chất có thể biến thành xyanua sau khi chúng ta tiêu hóa chúng. Chính vì vậy, phải để xa tầm tay với của trẻ em để tránh việc trẻ em nuốt phải loại đậu sống nguy hiểm.

Ngoài ra, khi nấu đậu lima chúng ta nên nấu từ 10 đến 30 phút, đảm bảo nấu đến khi đậu chín, vì khi đậu chín chất linamarin có trong đậu mới được tiêu giảm, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.

Đậu lima
Đậu lima

Đậu đỏ

Đậu đỏ không còn quá xa lạ với chúng ta và chúng ta sẽ chế biến chúng thành các món ăn. Tuy nhiên việc nấu chín kỹ sẽ giúp ích rất nhiều cho gia đình bạn đấy.

Vì trong đậu đỏ sống có chứa phytohaemagglutinin – đây là một chất cực độc có thể gây máu đông tụ lại kể cả bạch cầu và hồng cầu.

Vì vậy khi nấu đậu, bạn phải nấu ít nhất 10 phút đến 30 phút hoặc lâu hơn cho đến khi đậu chín thì các chất này sẽ được giải phóng trở thành một nguồn dinh dưỡng từ đậu đỏ tuyệt đối cho bạn và gia đình.

Đậu đỏ
Đậu đỏ

Đậu cô ve

Giống như hầu hết các loại đậu có màu xanh, đậu cô ve sống có chứa lectin, một loại protein có tác dụng như thuốc chống nấm và thuốc trừ sâu tự nhiên có sẵn trong cây trồng.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn chúng, lectin có khả năng phá hủy các enzym tiêu hóa. Do đó, chúng liên kết với bề mặt của các tế bào trong hệ tiêu hóa của bạn, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy và đầy hơi khi tiêu thụ một lượng lớn chất này.

Chúng cũng có thể làm hỏng các tế bào ruột của bạn và ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn. Hơn nữa, chúng can thiệp vào quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, đó là lý do tại sao chúng đang được biết đến như một chất phản dinh dưỡng.

Vì vậy, hãy nấu chín trước khi ăn để giúp bạn và gia đình hấp thu hết chất dinh dưỡng từ đậu cô ve nhé!

Đậu cô ve
Đậu cô ve

Các loại rau, củ

Một số loại bắp cải

Bắp cải Brucxen

Bắp cải Brucxen có chứa một hợp chất hóa học lưu huỳnh tự nhiên của thực vật là glucosinolate, nguyên nhân khiến bắp cải Brucxen có vị đắng và mùi lạ. Bạn không nên ăn sống, nhưng cũng không nên nấu quá chín. Nấu quá chín bắp cải, đặc biệt là luộc, sẽ làm tăng thêm vị đắng và mùi khó chịu. Tuy nhiên, khi được nấu chín và tẩm gia vị đúng cách, cải Brucxen sẽ mang đến vị ngọt tự nhiên, bổ dưỡng, vì vậy hãy tìm những công thức nấu ăn với bắp cải Brucxen từ các nguồn tin cậy bạn nhé!

Bắp cải Brucxen
Bắp cải Brucxen

Cải bắp, súp lơ trắng, bông cải xanh

Tương tự như Brucxen, trong cải bắp, súp lơ trắng và bông cải xanh cũng chứa glucosinolate nhưng với liều lượng khác nhau và tương đối thấp có thể ăn sống. Tuy nhiên việc ăn sống các loại rau này sẽ gây các vấn đề về tiêu hóa.

Bạn không nên ăn nhiều cùng một lúc, chỉ nên ăn ít mỗi lần và tốt nhất vẫn là nấu chín chúng sẽ giúp bạn dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng hơn.

Cải bắp, súp lơ trắng, bông cải xanh
Cải bắp, súp lơ trắng, bông cải xanh

Một số loại củ

Khoai tây

Khoai tây chứa các chất kháng dinh dưỡng như chất ức chế protein – trypsin và lectin, có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể bạn.

Đối với những người ăn uống cân bằng và đa dạng thì việc kháng dinh dưỡng này cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý với những người đang ăn kiêng theo chế độ ăn ngũ cốc, đậu và củ nên cân nhắc vấn đề này để tính toán năng lượng nạp vào cơ thể tối ưu nhất.

Khoai tây
Khoai tây

Khoai mì

Trong khoai mì có chứa các dạng xyanua tự nhiên, rất độc khi ăn vào. Một số báo cáo đã xác định mối nguy hiểm khi ăn khoai mì và hấp thụ quá nhiều xyanua hoạt tính, bao gồm: chân bị liệt ở trẻ em, hàm lượng i-ốt thấp, tăng nguy cơ bướu cổ, bệnh thần kinh không điều hòa nhiệt đới, một tình trạng phổ biến hơn ở người lớn tuổi và gây mất cảm giác ở tay, thị lực kém, suy nhược, đi lại khó khăn và cảm giác có vật gì đó ở chân, say xỉn,…

Ngoài việc chứa xyanua tự nhiên, khoai mì cũng có thể hấp thụ các chất ô nhiễm từ khu vực mà nó phát triển, có thể gần đường giao thông và nhà máy. Trong đó có một số chất có thể truyền sang con người bao gồm: Nguyên tố kim loại vi lượng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

Vì vậy, mọi người không nên ăn ăn khoai mì sống. Việc ngâm và nấu khoai mì sẽ giúp cho các hợp chất này trở nên vô hại, an toàn cho người sử dụng.

Khoai mì
Khoai mì

Một số loại rau quả

Cà tím

Theo viện nghiên cứu PRI của Úc, một quả cà tím sống chứa khoảng 11 mg solanine, một loại alkaloid nếu ăn với số lượng lớn sẽ gây độc (solanine cũng là chất độc được sinh ra khi khoai tây mọc mầm).

Cá tím có thể không gây nguy hiểm khi ăn ở mức vừa phải, tuy nhiên nó vẫn có thể gây một số vấn đề như buồn nôn và tiêu chảy. Vì vậy, tốt nhất nên nấu chín cà tím trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

Cà tím
Cà tím

Cà chua

Cà chua là loại quả có rất nhiều lợi ích khi ăn sống, cũng sẽ không gây các tác hại khó lường, tuy nhiên ăn cà chua chín sẽ có lợi hơn.

Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm Hoa Kỳ, khi được nấu chín, cà chua sẽ giải phóng nhiều lycopen – một chất chống oxy hóa và chống ung thư. Hơn nữa, nhiệt độ sẽ giúp làm phá vỡ thành tế bào thực vật, giúp chúng ta hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Cà chua
Cà chua

Các loại rau khác

Nấm

Nấm cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như carotenoid và axit ferulic cho cơ thể hơn so với khi còn sống, đơn giản chỉ với luộc hoặc hấp. Vì vậy, việc nấu chín đơn giản cũng giúp chúng ta có thêm lợi ích từ nấm và hạn chế các vấn đề phát sinh khi ăn rau củ sống.

Nấm
Nấm

Măng tây

Chúng ta thường biết đến nhiều loại công dụng của măng tây từ ăn chín đến nước ép, tuy nhiên bạn vẫn nên ăn chín sẽ giúp hấp thu nhiều dưỡng chất hơn.

Theo Viện công nghệ thực phẩm IFT Hoa Kỳ, nấu chín măng tây sẽ làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa của nó so với việc ăn phần cuống sống.

Măng tây
Măng tây

Lá đại hoàng

Chúng ta chỉ có thể ăn cuống của cây đại hoàng và tuyệt đối tránh xa lá của chúng ra.

Trong lá đại hoàng có thể chứa một lượng chất độc anthraquinone glycoside và axit oxalic, các chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm cho người ăn có cảm giác khó thở, giọng khàn và tăng tiết nước bọt, phồng rộp miệng và cổ họng làm ảnh hưởng đến việc nói và nuốt của người bệnh.

Ngoài ra, người ăn phải chất độc từ lá đại hoàng còn có thể bị hôn mê, tiêu chảy, buồn nôn, đi tiểu có màu đỏ, đau dạ dày và co giật.

Chính vì vậy, hãy tránh xa loại lá độc này, khi gặp vấn đề không mong muốn hãy chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi số cấp cứu để được hướng dẫn cụ thể xử lý chất độc của chúng.

Lá đại hoàng
Lá đại hoàng

Hi vọng với những thông tin về 17 loại rau không nên ăn sống mà KHOEPLUS24H chia sẻ đến bạn hôm nay, giúp bạn có những lựa chọn tốt hơn trong quá trình chế biến và đảm bảo an toàn hơn về sức khỏe của bạn và gia đình.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Xem nhiều

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here