Bầu ăn lựu được không? Chắc chắn là câu hỏi mà nhiều chị em trong thai kỳ vẫn đang thắc mắc. Bên cạnh việc đa dạng dưỡng chất cho cơ thể, trong lựu còn mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích ngay bên dưới nhé!
Quả lựu là gì?
Lựa hay thạch lựu (danh pháp khoa học là Punica granatum) là một loại quả từ cây có thân gỗ cao 5 – 8 mét. Có nguồn gốc từ Tây Ban Nha với tên tiếng anh là Pomegranate. Được người Tây Ban Nha mang từ quê nhà đến châu Mỹ Latinh và California năm 1769.
Hiện nay, quả lựu được trồng chủ yếu lại Arizona và California. Ở phía Bắc bán cầu, mùa của quả này sẽ rơi vào từ tháng 10 – tháng 2 năm sau. Phía Nam bán cầu thì từ tháng 3 – 5. Lựu thường sẽ được chế biến thành nước uống, thức ăn và trang trí thức ăn.
Dinh dưỡng từ quả lựu
Lựu là một loại quả có hương vị thơm ngon, rất thích hợp để giải nhiệt mùa hè. Vậy bạn có biết trong lựu có rất nhiều dinh dưỡng không, trong một quả lựu một 100g có thể chứa:
- Năng lượng: 68kcal
- Đường: 16.57gr
- Chất béo: 0.3gr
- Vitamin B1 (3%): 0.030mg
- Vitamin B3 (2%): 0.300mg
- Vitamin C (7%): 6.1mg
- Folate (B9) (2%): 6μg
- Sắt (2%): 0.30mg
- Phốt pho (1%): 8mg
- Kẽm (1%): 0.12mg
- Cacbohidrat: 17.17gr
- Chất xơ: 0.6gr
- Chất đạm: 0.95gr
- Vitamin B2 (5%): 0.063mg
- Vitamin B6 (8%): 0.105mg
- Pantothenic acid (12%): 0.596mg
- Canxi (0%): 3mg
- Magiê (1%): 3mg
- Kali (6%): 259mg
Bầu ăn lựu được không?
Trong lựu chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai ăn lựu sẽ giúp ích nhiều trong việc bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn lựu, nó mang lại nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bên dưới.
Xem chi tiết: TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA QUẢ LỰU VÀ CÁCH ĂN LỰU TỐT CHO SỨC KHỎE
Ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ
Nghiên cứu gần đây phát hiện lựu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến chứng thai kỳ. Giúp mẹ hạn chế sinh non, tiền sản giật và cùng nhiều vấn đề tăng trưởng khác.
Vì trong lựu chứa chất chống oxy hóa nên nó có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do. Những chất oxy hóa có thể giúp hạn chế những biến chứng trong thai như thai nhẹ cân hoặc tăng cân quá mức. Vì thế ăn lựu để hạn chế biến chứng thai kỳ là điều cần thiết.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm sữa bầu dễ uống, giàu dưỡng chất, được nhiều mẹ tin dùng.
Dồi dào khoáng chất
Lựa chứa nhiều chất sắt cần thiết cho giai đoạn mang thai ở phụ nữ. Nếu thiếu sắt dễ khiến mẹ và thai nhi bị thiếu máu và gây nhiều hệ lụy như sinh non, bé nhẹ cân. Vì thế ăn lựu là cách mẹ bổ sung sắt hiệu quả. Nhưng phải lưu ý cân bằng tránh dư thừa sắt.
Trong một ly nước ép lựu 237ml chứa đến 538 mg kali, nó cung cấp lượng lớn kali cần thiết để hạn chế tình trạng chuột rút. Kali còn hỗ trợ nhiều cho sự hoạt động của dây thần kinh và cơ. Đồng thời còn giúp bạn ổn định lượng máu, tốt cho cơ thể.
Cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất xơ và vitamin. Theo nghiên cứu, cứ nửa chén lựu sẽ chứa 5gr chất xơ mà mẹ bầu lại cần đền 25 – 30gr chất xơ mỗi ngày. Để hạn chế táo bón ở mẹ bầu thì sử dụng lựu là điều vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó lựu còn chứa nhiều vitamin quan trong như vitamin C và vitamin K. Cứ một ly ép lựu có thể chứa đến 26.1mcg kali. Để thai nhi khỏe mạnh, xương chắc khỏe mẹ bầu cần đến 90mcg K mỗi ngày. Vì thế lựu là nguồn bổ sung vitamin K dồi dào cho mẹ bầu.
Đồng thời, với lượng vitamin C từ lựu sẽ giúp mẹ bầu tăng cường khả năng hấp thụ chất, đặc biệt là sắt. Giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, hạn chế được những dị tật ở thai nhi.
Giàu chất chống oxy hóa
Lựu là loại quả giàu chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa trong lựu còn giúp hạn chế chấn thương nhau thai và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não ở thai nhi. Nhờ vào chất Polyphenol trong lựu mà thai nhi sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Đáp ứng nhu cầu calo cho mẹ
2000 – 2200 là lượng calo cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày. Và trong 240ml lựu ép nước chứa đến 136 calo vì thế uống nước ép lựu cũng là cách bổ sung thêm calo cho mẹ. Nhưng bạn cũng cần bổ sung nhiều thực phẩm khác để đảm bảo đủ lượng calo.
Chống lại các dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Folate là một loại chất giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Để hạn chế dị tật ở trẻ mẹ cần bổ sung 600mg folate trong ngày. Và trong một ly nước ép lựu hoàn toàn đủ lượng folate mà mẹ cần, giúp chống lại tác nhân gây dị tật trẻ.
Giúp giảm huyết áp
Trong 12 loại quả giúp hạ huyết áp thì lựu cũng có mặt trong đó. Nhiều chất trong lựu giúp ngăn ngừa cao huyết áp và mang lại nhiều lợi ích cho tim. Nếu phụ nữ mắc chứng tiền sản giật do huyết áp cao gây ra thì ăn lựu là cách hỗ trợ cải thiện tình trạng trên.
Cải thiện mật độ xương
Trong lựu có chứa canxi, dù hàm lượng không quá cao nhưng phần nào đó nó cũng giúp bạn cải thiện được mật độ xương ở mẹ bầu. Bên cạnh ăn lựu thì mẹ bầu cũng có thể ăn nhiều loại quả, trái cây khác để tăng hiệu quả hình thành xương và ngừa mất xương.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin C là một chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả và trong lựu chứa khá nhiều chất này. Vì thế nếu mẹ bầu ăn lựu hay uống nước ép thì có thể tăng cường được hệ thống miễn dịch. Bảo vệ mẹ khỏi một số bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho,…
Chứa đặc tính chống kháng khuẩn
Các chất trong lựu có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm khá tốt. Nếu bạn bổ sung lựu vào thực đơn hằng ngày của mình thì bạn có thể chống lại có loại bệnh nhiễm trùng và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn bên ngoài.
Bảo vệ mô não, cải thiện trí nhớ cho bé
Một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra được những thành phần có trong lựu có thể hỗ trợ bảo vệ mô cho bé. Nhờ đó mà trong giai đoạn phát triển thai kỳ, mô não của bé sẽ được bảo vệ tránh những tác động do sự thiếu hụt oxy.
Bên cạnh đó lựu còn giúp bé có trí nhớ tốt hơn. Ở người lớn tuổi, lựu giúp cải thiện tình trạng bệnh Alzheimer. Các chất trong lựu sẽ giúp tăng cường những tế bào trong não giúp nâng cao hiệu quả ghi nhờ cho con người.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Trong lựu chứa những chất giúp hạn chế các vấn đề về tim mạch. Nó giảm tình trạng đau tim ở mẹ và giảm đi mức cholesterol xấu trong cơ thế. Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé sau khi ra đời.
Lựu sẽ giúp tăng lên đường kính của động mạch nhờ vào đó mà thức ăn mẹ bổ sung cho bé cũng được dễ dàng truyền qua máu. Lựu sẽ giúp các động mạch này hoạt động ổn định và bảo vệ tốt sức khỏe cho mẹ và bé.
Tốt cho làn da
Nhờ các chất chống oxy hoa trong lựu mà nó có thể ngăn chặn sự phá hoại của gốc tự do khi phụ nữ mang thai. Nhờ đó sẽ bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh, hạn chế sự xuất hiện của những vết rạn thường thấy ở phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, lựu còn giúp cải thiện nhiều vấn đề khác trên da như mụn, phát ban,… Vì thế khi mang thai, mẹ bầu ăn lựu là cách để bảo vệ da làn mạnh, an toàn.
Ngăn chặn hiện tượng chuột rút
Ở mẹ bầu muốn ngăn chặn được tình trạng chuột rút cần phải bổ sung tới 4700 mg kali trong thời gian mang thai. Mà trong 237ml nước ép lựu lại chứa đến 538mg kali. Vì thế, nếu mẹ bầu muốn cải thiện tình trạng chuột rút thì uống nước ép lựu là lựa chọn tuyệt vời.
Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không?
Trong hạt lựu cũng chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên nếu ăn cả hạt thì sẽ không có lợi cho đường tiêu hóa. Vì thế mẹ bầu nên cho lựu vào máy ép lấy nước để uống, để đảm bảo giữ trọn dinh dưỡng của lựu mà không sợ hạt gây khó tiêu.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn lựu
Mặc dù có rất nhiều lợi ích, nhưng khi ăn lựu mẹ bầu cần có một vài lưu ý nhỏ để chắc chắn những gì nạp vào trong lúc mang thai đều có lợi cho sức khỏe, lưu ý như sau:
- Không sử dụng những chiết xuất từ vỏ lựu có thể gây co thắt dẫn đến sinh non. Nếu mẹ bầu bị bệnh dạ dày thì không nên sử dụng lựu.
- Bạn không được uống nhiều nước ép lựu vì hàm lượng calo có trong nước ép cao.
- Lựu có thể khiến tình trạng sâu răng hay những vấn đề về răng nặng hơn. Nên nếu bạn có những vấn đề trên thì sau khi dùng lựu phải đánh răng ngay.
- Dù có hiệu quả quản lý lượng đường trong máu nhưng bạn không nên sử dụng lựu nhiều nhưng một phương pháp điều trị.
- Lựa có thể tác động đến hiệu quả của một số thuốc như thuốc ức chế ACE, thuốc giảm loãng máu, statin và thuốc trị huyết áp.
Xem thêm
- Bà bầu ăn vải có tốt không? 5 tác dụng của vải cho bầu, các lưu ý
- Bà bầu ăn quả kiwi có tốt không? Tác dụng của quả kiwi với bà bầu
- Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? Tác dụng của nó ra sao
Tin rằng sau những chia sẻ trên, chắc chắn đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “bầu ăn lựu được không“. Mong rằng thông tin trên hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã xem và xin hẹn gặp lại!