Cẩm nang sức khỏeTrái trâm là trái gì, bán ở đâu? Trái trâm có tác dụng gì?

Trái trâm là trái gì, bán ở đâu? Trái trâm có tác dụng gì?

0
(0)

Trái trâm có hình dạng giống quả trứng nhưng thon nhỏ hơn, có vị chua nhẹ quyện lẫn với vị đắng và ngọt. Vậy trái trâm thực ra là trái gì, bán ở đâu và trái trâm có tác dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về quả trâm nhé!

Trái trâm là trái gì?

Trái trâm là trái gì?

Trái trâm, còn gọi là trâm vối, trâm mốc hoặc vối vừng, thậm chí còn gọi là mận đen, blackberry Indian và có tên khoa học là Syzygium cumini.

Cây trâm thuộc chi Trâm, có nguồn gốc từ các Tiểu lục địa Ấn Độ và những khu vực tiếp giáp của Đông Nam Á (quần đảo Andaman, MyanmarSri Lanka).

Hiện nay, cây trâm cũng được trồng nhiều ở Việt Nam, chủ yếu từ các tỉnh thuộc phía Nam (từ Quảng Nam và Tây Nguyên cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long).

Trái trâm là trái gì?
Trái trâm là trái gì?

Đặc điểm trái trâm

Thân cây trâm có thể phát triển cao đến 30m với tuổi thọ sống hơn 100 năm cùng với tán lá dày. Vỏ cây sần sùi, có màu xám đen nhưng càng lên phía trên ngọn thì thân cây có màu xám nhạt và trông mịn hơn.

Đặc biệt, gỗ cây trâm có khả năng chịu nước tốt sau khi được sấy khô trong lò nung nên rất được ưa chuộng trồng để lấy gỗ ngoài việc trồng cây trâm để làm cảnh.

Lá cây trâm có mùi thơm như nhựa thông, khi còn non thì lá màu hồng nhạt và chuyển sang màu xanh đậm khi trưởng thành. Người ra sử dụng lá cây trâm để làm thức ăn cho gia súc vì có giá trị dinh dưỡng cao.

Hoa cây trâm bắt đầu nở rộ từ tháng 3 – 4, kích thước nhỏ với đường kính 5mm cùng với hương thơm nhẹ. Quả trâm bắt đầu ra trái từ tháng 6, hình dạng quả thuôn dài như hình quả trứng.

Khi còn non, quả có màu xanh lục, rồi dần chuyển sang màu hồng, màu đỏ thẫm cho đến màu đen khi chín.

Vị trái trâm hơi chua nhẹ, quyện lẫn với hương vị ngọt ngào. Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến thành mứt, trộn salad hoặc làm nước sốt, siro.

Đặc điểm trái trâm
Đặc điểm trái trâm

Trái trâm có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của trái trâm mà bạn không nên bỏ qua trước khi chọn dùng loại quả này như sau

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nhờ chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, gồm cả chất chống oxy hóa, trái trâm có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, nhất là bệnh tiểu đườngmột số vấn đề khác liên quan đến bệnh lý này.

Không những thế, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu thêm những lợi ích khác mà loại quả này mang lại cho sức khỏe con người, nhất là các đặc tính có lợi trong phương pháp điều trị bệnh.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Tính chất chống oxy hoá

Chiết xuất từ trái trâm, nhất là từ lá của cây trâm có chứa thành phần methanol – đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng loại bỏ sự tác động của những gốc tự do gây hại trong cơ thể.

Không những thế, các nhà nghiên cứu còn phát hiện: Hợp chất flavonoid và phenolic cũng được tìm thấy trong lá trâm đều mang lại hiệu quả cho sức khỏe (như ngăn ngừa của một số bệnh chuyển hóa), đồng thời còn được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm Y tế (như thực phẩm chức năng).

Tính chất chống oxy hoá
Tính chất chống oxy hoá

Giúp lợi tiểu

Hầu hết, các bộ phận của cây trâm đều có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn, việc dùng vỏ thân cây và lá trâm có vị đắng nhẹ, hơi the, có tác dụng tốt cho các hoạt động tiêu hóa.

Trong khi, quả có vị chua, mang lại tác dụng lợi tiểu bằng cách pha 1 muỗng cà phê hạt cỏ cà ri pha với nước ấm.

Giúp lợi tiểu
Giúp lợi tiểu

Hỗ trợ chữa viêm da

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, bạn có thể sử dụng bột lá cây trâm hoặc chiết xuất từ lá cây trâm để hỗ trợ điều trị một số bệnh về viêm da.

Ví dụ, hòa tan bột với ít dầu có lợi (như dầu dừa, dầu oliu) bôi lên mụn nhọt để cải thiện tình trạng mụn, hoặc pha loãng với nước để hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào.

Ngoài ra, bạn có thể sắc lá trâm để làm sạch vết loét hoặc đắp thuốc chữa một số vấn đề về da theo sự chỉ định của bác sĩ Đông y.

Hỗ trợ chữa viêm da
Hỗ trợ chữa viêm da

Lưu ý khi sử dụng trái trâm

Hầu như, việc sử dụng trái trâm an toàn cho sức khỏe nếu như bạn dùng đúng cách. Chẳng hạn, khi sử dụng trái trâm cần lưu ý một số vấn đề sau:

Có thể gây tương tác với thuốc điều trị bệnh

Vì chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, nên việc sử dụng trái trâm sẽ gây bất lợi hoặc làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh mà bạn đang sử dụng.

Ví dụ, chiết xuất từ hạt trâm và vỏ cây trâm có thể làm giảm lượng đường trong máu, trong khi nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường thì có thể khiến cho đường huyết giảm đến mức nguy hiểm cho cơ thể.

Có thể gây tương tác với thuốc điều trị bệnh
Có thể gây tương tác với thuốc điều trị bệnh

Tham khảo lời khuyên bác sĩ trước khi dùng

Với những đối tượng có sức khỏe nhạy cảm như phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, dị ứng với thảo mộc hoặc chất bảo quản hoặc mắc bệnh rối loạn, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trái trâm hoặc bất kì sản phẩm nào từ cây trâm.

Tham khảo lời khuyên bác sĩ trước khi dùng
Tham khảo lời khuyên bác sĩ trước khi dùng

Trái trâm bán ở đâu?

Nhu cầu sử dụng trái trâm dường như không phổ biến so với các loại trái cây khác, nên bạn có thể tìm mua ở một số chợ, các cửa hàng nông sản, các trang mạng điện tử hoặc dọc ven đường.

Trái trâm như KHOEPLUS24H tham khảo vào tháng 7/2023 có giá khoảng 50.000 – 90.000 đồng/kg, hoặc cây trâm giống dao động từ 95.000 – 125.000 đồng/cây.

Trái trâm bán ở đâu?
Trái trâm bán ở đâu?

XEM THÊM:

Như vậy, KHOEPLUS24H đã giúp bạn hiểu thêm về trái trâm có tác dụng gì, trái trâm bán ở đâu, trái trâm là gì, trái trâm là trái gì rồi nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn khi chọn dùng trái trâm phục vụ cho sức khỏe của mình.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan