Sức khỏe thể thaoChạy bộ3+ cách hít thở đúng cách khi tập chạy bộ tránh kiệt sức

3+ cách hít thở đúng cách khi tập chạy bộ tránh kiệt sức

0
(0)

Chạy bộ là một môn thể dục đòi hỏi nhiều kỹ thuật trong đó có cách hít thở. Trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách thở khi chạy bộ đúng kỹ thuật nhất. Hãy cùng KHOEPLUS24H theo dõi tại bài viết bên dưới nha!

Hít thở khi chạy bộ tại sao lại quan trọng?

Hít thở đúng kỹ thuật vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao hiệu quả luyện tập của bạn. Lực tác động lên hai chân khi chạy bộ là vô cùng lớn có thể bằng 2 đến 3 lần tổng trọng lượng cơ thể của bạn. Việc thở đúng cách sẽ giúp lực tác động lên hai chân được cân bằng đồng thời cơ hoànhcơ bụng cũng được thả lỏng, tránh được việc dồn quá nhiều lực vào một chân gây chấn thương!

Hít thở đúng kỹ thuật vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao hiệu quả luyện tập của bạn
Hít thở đúng kỹ thuật vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao hiệu quả luyện tập của bạn

Hít thở như thế nào cho đúng khi chạy bộ?

Thở đều và thở theo nhịp

Việc thở sai cách sẽ dẫn đến thiếu hơi, hụt hơi trong quá trình chạy cũng như nó cũng tăng khả năng chấn thương của bạn lên. Vậy để khắc phục tình trạng mình đã kể trên, bạn hãy thở đều và theo nhịp! Hiện nay, có rất nhiều nhịp thở khác nhau cho bạn áp dụng nhưng phổ biến nhất vẫn là nhịp thở 3:2. Nhịp thở này có thể hiểu đơn giản là bạn có 3 nhịp hít vào và 2 nhịp thở ra, cứ 5 bước chân sẽ làm một nhịp thở ra – hít vào.

Bạn hãy thở đều và theo nhịp!
Bạn hãy thở đều và theo nhịp!

Hít thở bằng mũi hay miệng khi chạy bộ?

Khi chạy bộ, bạn nên chọn hít thở bằng miệng vì điều này sẽ cung cấp lượng oxi nhiều hơn so với thở bằng mũi thông thường giúp cung cấp đủ lượng năng lượng cho cơ hoạt động. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thư giãn khuôn mặt lẫn cơ thể của bạn.

Khi chạy bộ, bạn nên chọn hít thở bằng miệng vì điều này sẽ cung cấp lượng oxi nhiều hơn so với thở bằng mũi thông thường
Khi chạy bộ, bạn nên chọn hít thở bằng miệng vì điều này sẽ cung cấp lượng oxi nhiều hơn so với thở bằng mũi thông thường

Hô hấp khó khăn khi chạy bộ: nguyên nhân là gì?

Hô hấp khó khăn khi chạy bộ không chỉ do nhịp tim, nhịp thở trong lúc tập chạy mà còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc khó khăn trong việc thở. Những người mắc bệnh hen suyễn sẽ dễ gặp tình trạng này hơn. Một phần có thể do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể dẫn đến tình trạng khó thở. Nếu địa hình quá cao, không khí ở những nơi đó rất loãng làm cho việc thiếu O2 rõ ràng hơn gây cản trở việc hô hấp của bạn.

Hô hấp khó khăn khi chạy bộ không chỉ do nhịp tim, nhịp thở trong lúc tập chạy mà còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc khó khăn trong việc thở
Hô hấp khó khăn khi chạy bộ không chỉ do nhịp tim, nhịp thở trong lúc tập chạy mà còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc khó khăn trong việc thở

Nhịp thở khi chạy bộ như thế nào là đúng?

Điều quan trọng ở bất kỳ môn thể thao nào là tính kiên trì luyện tập. Nếu bạn thường xuyên luyện tập thì thể lực cũng được gia tăng theo thời gian, lúc đó bạn có thể điều khiển nhịp thở của mình hơn. Hãy kết hợp cả việc thở bằng mũi lẫn bằng miệng. Lúc tập luyện, bạn có thể sử dụng nhịp thở sâu hoặc hít nhanh thậm chí là phối hợp cả hai để tăng hiệu quả. Khi mới bắt đầu, bạn nên chạy chậm để cơ thể có thể bắt nhịp và làm quen với vận động, đây là cách phù hợp nhất cho những ai muốn học cách thở khi chạy bền nếu chạy quá nhanh sẽ khiến bạn thở gấp, hết hơi rất khó để điều chỉnh nhịp thở được.

Khi mới bắt đầu, bạn nên chạy chậm để cơ thể có thể bắt nhịp và làm quen với vận động
Khi mới bắt đầu, bạn nên chạy chậm để cơ thể có thể bắt nhịp và làm quen với vận động

Cách hít thở khi chạy bộ đúng

Thở bằng bụng

Thở bằng bụng sẽ giúp bạn nhận được lượng oxy nhiều hơn qua mỗi nhịp thở. Khi bạn thở, cơ hoành điều khiển cơ thể, kéo cơ bụng co lại, trong khi cơ thắt ngực mở rộng khoang ngực để có thể hít vào nhiều oxy hơn.

Thở bằng bụng sẽ giúp bạn nhận được lượng oxy nhiều hơn qua mỗi nhịp thở
Thở bằng bụng sẽ giúp bạn nhận được lượng oxy nhiều hơn qua mỗi nhịp thở

Bài tập thở

Việc tập các bài tập thở sẽ giúp tăng dung tích phổi của bạn cũng như bạn có thể hiểu rõ hơn về nhịp thở của chính bạn. Hiện nay có một số bài tập phổ biến để bạn luyện tập như:

  • Thở luân phiên (nadi shodhana): hít vào bằng 1 bên lỗ mũi và thở ra ở bên còn lại.
  • Thở cân bằng (equal breathing): thời gian thở ra và hít vào mỗi nhịp là như nhau.
  • Thở bằng cơ hoành.
  • Thở mím môi.
Việc tập các bài tập thở sẽ giúp tăng dung tích phổi của bạn cũng như bạn có thể hiểu rõ hơn về nhịp thở của chính bạn
Việc tập các bài tập thở sẽ giúp tăng dung tích phổi của bạn cũng như bạn có thể hiểu rõ hơn về nhịp thở của chính bạn

Hít thở tự nhiên theo khả năng

Đừng ép buộc mình vào một khuôn khổ nào cả! Hãy là chính bạn, bạn có thể thở một cách bình thường sao cho cho cảm thấy thoải máidễ chịu nhất là được!

Bạn có thể thở một cách bình thường sao cho cho cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất là được!
Bạn có thể thở một cách bình thường sao cho cho cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất là được!

Các mẹo hít thở khi chạy bộ khác

Khi chạy bộ, bạn hãy luôn nhớ kết hợp cả việc thở bằng miệngi để tăng hiệu quả lượng oxy được hít vào! Bạn cũng có thể tăng lượng oxy và phổi bằng cách kết hợp cả việc hít thở sâu hơn vào hít nhanh hơn!

 

Cách thở chuẩn khi chạy bền

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:

Vừa rồi mình vừa hướng dẫn cho bạn cách thở khi chạy bộ đúng cách. Mong bài viết giúp ích cho việc luyện tập của bạn. Hẹn gặp bạn ở các chủ đề tiếp theo!!!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan