Sức khỏe thể thaoTìm hiểu các chấn thương thường gặp trong bóng chuyền

Tìm hiểu các chấn thương thường gặp trong bóng chuyền

0
(0)

Khi chơi bóng chuyển, việc gặp phải các chấn thường là vô cùng phổ biến. Vì vậy, bạn cần phải có những kiến thức để bảo vệ bản thân mình. Hãy cùng khoeplus24h tìm hiểu các chấn thương thường gặp trong bóng chuyền qua bài viết này nhé.

Các chấn thương thường gặp trong bóng chuyền

Chấn thương vai

Khi chơi bóng chuyển, cánh tay là bộ phận hoạt động nhiều nhất. Vì vậy, rất dễ dẫn đến các kích ứng viêm ở vai, đặc biệt là ở cơ vòng quay, rách gân quay vòng bít, viêm gân.

Khi cơ hoặc gân bị chèn ép trong quá trình chơi bóng sẽ xảy ra hội chứng đè lên vai gây đau nhức và khó chịu. Các trường hợp thường gặp là: Bong gân khớp cổ vai, đứt dây chằng cổ vai, trật khớp cổ vai,…

Chấn thương vai
Chấn thương vai

Chấn thương tay

Cơ tay của các vận động viên bóng chuyền sẽ vận động liên tục, linh hoạt với cường độ cao nên rất dễ gây ra chấn thương.

Thông thường, chấn thương cổ tay xảy ra khi tay bị bẻ cong quá mức đột ngột hoặc cứu bóng chống tay xuống đất. Còn các ngón tay bị chấn thương thường do chuyển bóng sai kỹ thuật hoặc chấn thương ngón tay.

Người bị chấn thương tay thường sẽ đau nhức khi duỗi thẳng cổ tay, bàn tay, đau khi nắm chặt bàn tay, cử động ngón tay hoặc nâng một vật nặng,…

Chấn thương tay
Chấn thương tay

Chấn thương chân

Vì đôi chân liên tục phải di chuyển nên chấn thương chân là một điều rất dễ gặp phải, đặc biệt là đầu gối.

Nguyên nhân gây nên chấn thương đầu gối là do các khớp bị xoắn khá mạnh. Vì vậy, các cầu thủ phải khởi động làm nóng khớp thật kỹ. Ngoài ra, việc đi giày kém chất lượng cũng có thể dẫn đến chấn thương ở gót và cổ chân.

Chấn thương chân
Chấn thương chân

Nguyên nhân bị chấn thương trong bóng chuyền

  • Mất cân bằng sức mạnh và linh hoạt giữa các bộ phận: Khi chơi môn thể thao như bóng chuyền, một số nhóm cơ trên cơ thể sẽ mạnh hơn các nhóm cơ khác. Vì vậy, cần phải luyện tập đồng đều các nhóm cơ, nhất là vai và chân để tránh tổn thương thể thao.
  • Kỹ thuật tiếp đất không đúng: Hầu hết, tiếp đất không đúng kỹ thuật sẽ dễ gặp chấn thương đầu gối. Tiếp đất với tư thế không thẳng hàng với các ngón chân hoặc tư thế gập gối nhiều sẽ khiến đầu gối bị căng.
  • Kiểm soát cơ thể kém: Khi chơi bóng phải di chuyển nhiều, việc mất thăng bằng khi nhảy lên hoặc tiếp đất sẽ khiến vận động viên dễ bị chấn thương.
Nguyên nhân bị chấn thương trong bóng chuyền
Nguyên nhân bị chấn thương trong bóng chuyền

Xử trí các chấn thương khi chơi bóng chuyền

Chấn thương tay

Khi bị chấn thương, vận động viên ngay lập tức ngừng chơi. Sử dụng khăn lạnh có đá để chườm vào vị trí đau, nếu bị nặng thì có thể bằng ép quấn xung quanh chỗ bị đau.

Sau đó, bạn cần phải mang băng khớp cổ tay hoặc băng dính ép khớp ngón tay để trợ lực và không làm căng các nhóm cơ xung quanh.

Lưu ý: Sử dụng các loại băng dán sẽ giúp phục hồi nhanh các chấn thương gân, cơ, khớp, điển hình là Salonpas. 

Chấn thương tay
Chấn thương tay

Chấn thương vai

Sau khi xác định bị chấn thương vai thì ngừng chơi ngay và chườm đá khoảng 20 phút. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sưng đỏ bất thường thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và chữa trị.

Bạn nên tập các bài tập phục hồi như: Vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai hoặc kéo dãn các nhóm cơ vùng vai.

Chấn thương chân

Sau khi bị chấn thương chân, dừng chơi và chườm đá lên vùng bị chấn thương khoảng 15 phút. Lưu ý, không nên xoa bóp chỗ bị thương.

Sử dụng băng ép quấn vào các vùng bị đau, nếu nặng hơn thì có thể dùng nẹp để cố định chân. Nếu cảm thấy cơn đau không giảm hoặc chân bị sưng tấy thì hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, không được tự ý dùng các biện pháp nắn khớp truyền thống.

Chấn thương chân
Chấn thương chân

Cách phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng chuyền

Một số cách phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng chuyền mà bạn cần lưu ý:

  • Việc khởi động trước khi chơi bóng chuyền là điều bắt buộc, đặc biệt là cổ tay, khớp vai, chân, đầu gối,…
  • Nên sử dụng các thiết bị bảo hộ như đai bảo vệ cổ chân, băng đầu gối,…
  • Tuyệt đối không tiếp đất bằng đầu gối thẳng và hạn chế xoay các khớp gối.
  • Nên thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi luyện tập và thi đấu sẽ giúp cơ mềm, giảm đau, ngăn ngừa hiện tượng căng cơ khi luyện tập.
  • Nên luyện tập thường xuyên cánh tay và chân để làm quen với cường độ khi thi đấu.
Cách phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng chuyền
Cách phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng chuyền

Xem thêm các chủ đề liên quan đến các bệnh gặp ở cơ thể

Trên đây là các chấn thương thường gặp trong bóng chuyền và cách xử trí khi gặp phải. Hy vọng rằng những thông tin mà Khoeplus24h chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tự bảo vệ mình mỗi khi gặp chấn thương. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết liên quan